12:06 10/09/2015
Cây nhàu còn gọi là cây ngao hoặc nhàu rừng, nhàu núi (Morinda citrifolia L.). Bộ phận để làm thuốc là vỏ cây, rễ, lá, quả. Các vị thuốc này sau khi thu hái đem phơi khô hoặc sấy khô là được. Vỏ rễ nhàu chứa moridon, acid rubicloric, alizarin α - methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon có tác dụng hạ huyết áp mạnh và kéo dài. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế nhẹ đối với hệ thần kinh trung ương.
19:00 24/08/2015
KHÍ HỘ ( Qìhù - Tsri Rou). Huyệt thứ 13 thuộc Vị kinh ( S 13). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là khí giao ở trên); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ ( Cửa một cánh gọi là hộ; cửa hai cánh gọi là môn); ngoài ra còn có nghĩa là ngăn, hang. Huyệt ở chỗ hõm, nó cùng tương thông với khí của ngũ tạng được làm cửa ngõ cho sự nạp khí. Nên gọi là Khí hộ.
18:06 18/08/2015
Ô DƯỢC ( Radix linderae strychnifoliae) Ô dược hay Thiên thai ô dược dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản thảo thập di" là rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên thai Ô dược Lindera Strychnifolia ( Sieb et Zucc ) hay cây Dầu đắng ( Ô dược nam) Lindera myrrha ( Lour) đều thuộc họ Long não ( Lauraceae). Ngoài ra, ở nước ta và Trung quốc còn có loại Vệ châu Ô dược Cocculus laurifolius DC thuộc họ Tiết dê ( Menispermaceae).Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.
17:36 17/08/2015
HỢP CỐC ( Hégu - Ro Kou). Huyệt thứ 4 thuộc Đại trường kinh ( LI 4). Tên gọi: Hợp ( có nghĩa là cùng đổ về một nơi); Cốc ( có nghĩa là hang hay núi có hõm vào hoặc thung lũng, hai bên núi ở giữa có một lối nước chảy cũng gọi là cốc. Vào thời xưa, những phần của cơ thể nơi mà các bắp thịt hội tụ lại một cách dư thừa được nhắc đến như là một "cốc" trong khi những phần có ít bắp thịt thì được nói đến như một "khê". Trong ngữ cảnh này" Cốc" lớn hơn và cạn hơn "Khê". Ở đây " Hợp" có ý nói đến nơi mà các bắp thịt hội tụ lại. Ngoài ra khi ngón cái và ngón trỏ xòe tách ra, nó tương tự như một thung lũng sâu. Do đó mà có tên là Hợp cốc.
21:42 12/10/2014
HẬU KHÊ ( Hoù xí - Reou Tsri). Huyệt thứ 3 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 3). Tên gọi: Hậu ( có nghĩa là sau, phía sau); Khê ( có nghĩa là khe, suối). Huyệt nằm ngay đằng sau đầu nhỏ của xương bàn tay thứ 5, trên cuối nếp gấp ngang của lòng bàn tay, nó cao hơn Tiền cốc. Ngoài ra, vị trí của huyệt này là nơi cơ bắt đầu trở nên nhiều hơn, dồi dào hơn, giồng như nước tích lũy để tạo thành một dòng suối, do đó mà có tên là Hậu khê ( suối sau).
18:58 08/09/2014
CÔN LÔN ( Kùnlún) . Huyệt thứ 60 thuộc Bàng quang kinh ( B 60). "Côn lôn" nguyên gốc là tên một ngọn núi nổi tiếng ở phía tây Trung Quốc, ở đây nói đến một cái gì đó cao và lớn. Huyệt ở sau bên dưới gân cơ mác bên, một nét nổi bật của việc giải phẫu vùng chân bên. Ngoài ra nó còn có biểu hiện những bệnh lý về đầu, đầu là phần cao nhất của cơ thể, do đó mà có tên là Côn lôn.
19:56 07/09/2014
CHU VINH ( Zhòuróng) . Huyệt thứ 20 thuộc Tỳ kinh ( Sp 20). Tên gọi: Chu hay Châu ( có nghĩa ở đây là nói toàn bộ cơ thể); Vinh ( có nghĩa là nuôi dưỡng). Huyệt từ Túc Thái âm Tỳ. Tỳ thống trị các cơ nhục và có chức năng kiểm soát sự lưu thông của huyết ( nhiếp huyết) và phân phối những chất cần thiết. Ngoài ra kinh khí khắp toàn bộ cơ thể đến đây trước khi được phân phối thêm nữa để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, nên gọi là Chu vinh ( nuôi dưỡng toàn bộ).
17:13 25/08/2014
Cây sứ có tên khoa học là Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae), nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe, là quốc hoa của Nicaragua và Lào. Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là cây đại, bông sứ, chămpa; ngoài ra còn có tên miễn chi, kê đảm tử. Cây sứ ra hoa có màu từ trắng, vàng tới hồng, đỏ. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIII - Bình can tức phong.