KỲ MÔN ( Qìmén - Tchi Menn). Huyệt thứ 14 thuộc Can kinh ( Liv 14). Tên gọi: Kỳ ( có nghĩa là kỳ hẹn, chu kỳ); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở bên thân mình, đó cũng là nơi khí đến và đi. Sự lưu thông của khí và huyết của các kinh bắt đầu từ Vân môn đi ngang qua Phế, Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng quang, Thận, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đởm và Can, cuối cùng chấm dứt ở Kỳ môn. Đó là huyệt cuối cùng nếu tính theo thứ tự trong số huyệt không thay đổi của 12 kinh. Ở cuối cùng chu kỳ kinh khí, nên có tên Kỳ môn.
KINH MÔN ( Jìngmén - Tsing Menn). Huyệt thứ 25 thuộc Đởm kinh ( G 25). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là to lớn, chính, cái gì đó quan trọng); Môn ( có nghĩa là cái cửa, qua đó khí và huyết có thể đến và đi). Huyệt là Mộ huyệt của Thận, nằm sát với Thận, nó biểu hiện dấu hiệu của sự rối loạn chức năng thận, bởi những đặc trưng quan trọng của nó. Cho nên gọi là Kinh môn.
KINH CỪ ( Jìng qú - Tsing Tsiu). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là đường đi, thông lộ " sở hành vi kinh"; Cừ ( có nghĩa là nước kênh, ngòi). Huyệt là nơi khí huyết của Phế kinh trôi chảy rót vào trong đường kinh này nên gọi là Kinh cừ.
KINH CỐT ( Jìng gu - Tsing Kou). Huyệt thứ 64 thuộc kinh Bàng quang ( B 64). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là tên giải phẫu của xương thuộc khối bàn chân thứ năm. Huyệt ở sát với xương này, do đó mà có tên Kinh cốt.
KIM MÔN ( Jìn mén - Tsinn Menn). Huyệt thứ 63 thuộc Bàng quang kinh ( B 63). Tên gọi: Kim ( có nghĩa là vàng, giá trị lớn); Môn ( có nghĩa là cổng hay cửa lớn). Huyệt quan trọng của kinh Bàng quang có giá trị như vàng, nên có tên Kim môn.
KIẾN LÝ ( Jiànli - Tsienn Li ). Huyệt thứ 11 thuộc Nhâm mạch ( CV 11). Tên gọi: Kiến ( có nghĩa là xây dựng lên); Lý ( có nghĩa là cái làng, chỗ dân ở 25 nhà gọi là "Lý", ở đây chỉ dạ dày. Huyệt ở trên rốn 3 thốn hay dưới Trung quản 1 thốn, nó có tác dụng điều hòa và làm yên dạ dày nên gọi là Kiến lý.
KIÊN TRUNG DU (Jiànzhòngshù - Tsienn chong chou). Huyệt thứ 15 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 15). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai ); Trung ( có nghĩa là chính giữa); Du ( có nghĩa là nơi khí ra vào, ý nói đây là huyệt). Trung có nghĩa là trung tâm, ở đây chỉ điểm giữa trên đường nối của hai huyệt "Đại chùy và Kiên tỉnh" do đó mà có tên Kiên trung du.
KIÊN TRINH ( Jiànzhèn - Tsienn Tchenn). Huyệt thứ 9 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 9). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Kiên ( có nghĩa là bình thường hay trái nghĩa với bất bình thường). Huyệt có dấu hiệu ở vai đau và nâng cánh tay khó khăn. Nó có thể đẩy mạnh sự kháng cự của cơ thể để xua tan yếu tố gây bệnh bên ngoài, đẩy mạnh hoạt động chức năng của khớp vai phục hồi nó trở lại bình thường, nên có tên là Kiên trinh ( phục hồi bình thường vai).