.

KHÚC SAI

  •   03/09/2015 06:01:56 AM
  •   Đã xem: 2111

KHÚC SAI ( Qùchà - Qùchài - Tsiou Tchraé - Kou Tcha). HUyệt thứ 4 thuộc Bàng quang kinh ( B 4). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là rẽ hay uốn cong); Sai (có nghĩa là không đều, thất thường). Đường kinh rẽ đột ngột về phía mặt bên của đầu từ Mi xung làm thành một đường cong trước khi đến huyệt này. Do đó mà có tên Khúc sai ( rẽ thất thường).

.

KHÚC CỐT

  •   03/09/2015 05:58:53 AM
  •   Đã xem: 9359

KHÚC CỐT ( Qùgu - Kou Kou - Tsiou Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Nhâm mạch ( CV 2). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong); Cốt ( có nghĩa là xương) Xương mu có hình cong giống như mặt trăng lưỡi liềm. Huyệt nằm ở trên bờ cong xương mu, nên gọi là Khúc cốt.

.

KHUYẾT BỒN

  •   03/09/2015 05:46:30 AM
  •   Đã xem: 6044

KHUYẾT BỒN ( Quèpén - Tsiue Penn). Huyệt thứ 12 thuộc Vị kinh ( S 12). Tên gọi: Khuyết ( có nghĩa là bị vỡ mẻ, không được vẹn toàn); Bồn ( có nghĩa là cái chậu, chỗ hõm). Huyệt này ở chính giữa của hố trên đòn, vào giải phẫu ngày xưa người ta gọi hố trên đòn là " Khuyết bồn", nghĩa là hình dạng ở đó trông giống như một cái chậu bị vỡ. Do đó mà có tên là Khuyết bồn.

.

KHỔNG TỐI

  •   31/08/2015 07:20:17 AM
  •   Đã xem: 6270

KHỔNG TỐI ( Kongzùi - Krong Tsoe). Huyệt thứ 6 thuộc Phế kinh ( L 6). Tên gọi: Khổng ( có nghĩa là lỗ trống không hoặc lối đi); Tối ( có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất). Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh sốt không có mồ hôi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ tập, châm vào huyệt này có tác dụng tuyên thông Phế khí rất hay, nó có thể giúp phế xua tan tà khí và kiểm soát được việc đóng và mở các lỗ chân lông. Do đó mới có tên là Khổng tối ( đường lối quan trọng nơi tụ tập).

.

KHỐ PHÒNG

  •   31/08/2015 07:10:24 AM
  •   Đã xem: 2570

KHỐ PHÒNG ( KùFáng - Krou Feng). Huyệt thứ 14 thuộc Vị kinh ( S 14). Tên gọi: Khố ( có nghĩa là chứa); Phòng ( có nghĩa là cái buồng, ngăn). Lồng ngực tựa như cái buồng chứa Tâm, Phế. Phế khí đi từ Khí hộ đi vào phần sâu của phổi, nó được giữ lại ở đây. Do đó mà có tên là Khố phòng ( nhà kho).

.

KHÍCH MÔN

  •   31/08/2015 06:22:21 AM
  •   Đã xem: 6633

KHÍCH MON ( Xìmén - Tsri Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Tâm bào lạc ( P 4). Tên gọi: Khích ( có nghĩa là chỗ xương thịt giáp nhau, khe hở); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt được so sánh như một cái cổng, qua đó khí huyết của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào ra vào. Do đó mà có tên Khích môn.

.

KHÍ XUNG

  •   29/08/2015 08:00:02 AM
  •   Đã xem: 4203

KHÍ XUNG ( Qìchòng - Tsri Chrong). Huyệt thứ 30 thuộc Vị kinh ( S 30). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng cần thiết cho sự sống. Ở đây khí chảy vào các kinh ở vùng bẹn); Xung ( có nghĩa là vọt, trút xuống hay đi ngược lên). Huyệt ở vùng bẹn, xuất phát từ bụng. Huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phía trên, đặc biệt trong khi có thai đau vào buổi sáng. Do đó mà có tên là Khí xung ( khí ngược lên).

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây