LƯƠNG MÔN ( Liáng Mén - Leang Menn). Huyệt thứ 21 thuộc Vị kinh ( S 21). Tên gọi: Lương ( nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng " Phục lương"); Môn ( có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào). Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan với Tâm gọi là Phục lương, liên quan với Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan với Phế gọi là Tức bôn, liên quan với Thận gọi là Bôn đồn, liên quan với Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là " Ngũ tích'".. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đè trên như thể mở cửa để xua đuổi sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn ( cửa thông tích)
LƯƠNG KHÂU ( Liáng qiù - Lé ang Tsiou). Huyệt thứ 34 thuộc Vị kinh ( S 34). Tên gọi: Lương ( có nghĩa là đỉnh, chỗ gồ ghề); Khâu ( có nghĩa là đồi). Huyệt nằm ở phần trên của xương đầu gối như ở trên một đỉnh núi, ở đây muốn nói chỗ nhô lên trên đầu gối nên có tên là Lương khâu ( đỉnh đồi)
LƯ TỨC ( Lú Xí - Lou Sí). Huyệt thứ 19 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 19). Tên gọi: Lư ( có nghĩa là cái sọ, cái đầu lâu); Tức ( có nghĩa là hơi thở, nghỉ ngơi). Huyệt có thể là bớt đau đầu, trị động kinh của trẻ con và trấn tỉnh được tinh thần. Do đó mà có tên là lư tức ( nghỉ ngơi ở đầu sọ).
LINH KHƯ ( Lingxù - Ling Chu - Ling Siu). Huyệt thứ 24 thuộc Thận kinh ( K 24). Tên gọi: Linh ( có nghĩa là thần linh, khí tinh anh của khí dương là " Thần", khí tinh anh của khí âm gọi là " Linh"); Khu ( có nghĩa là cái gò lớn, nơi buôn bán sầm uất. Huyệt nằm ở bên gò lớn ( chỉ ngực), nơi ra vào của khí âm của Thận ở ngực.
LINH ĐẠO ( Lìng dào - L ìng Tao). Huyệt thứ 4 thuộc Tâm kinh (H 4). Tên gọi: Linh ( có nghĩa là nói đến tinh thần, linh hồn hoặc tâm trí); Đạo ( có nghĩa là đường mòn hay lối đi). Huyệt Linh đạo là huyệt Kinh thuộc Kim của Thủ Thiếu âm, được so sánh với con đường dẫn tới Tâm, mà đến lượt nó được xem như chi phối tới tâm trí, nó có dấu hiệu ở các bệnh tinh thần và rối loạn ở tim. Do đó mà có tên là Linh đạo ( đường lối tinh thần).
LINH ĐÀI ( Ling Tái - Ling Tae). Huyệt thứ 10 thuộc Đốc mạch ( GV 10). Tên gọi: Linh ( có nghĩa là người chết gọi là Linh, ý nói hình chất tuy nát, nhưng tinh thần thường còn. Ở đây có ý nói tới Tâm hay tinh thần); Đài ( có nghĩa là cái nhà xây cho cao để ngắm được bốn bên. Hể chiếm một chỗ hơi cao để cho cho người nhận biết cũng gọi là Đài). Huyệt nằm ở sau tim, khi khom lưng nơi căng rộng và gù hơi cao thấy rõ, dùng trong những trường hợp bệnh rối loạn tâm khí. Do đó mà có tên Linh đài.
LIỆT KHUYẾT ( Lié què - Lié Tsue). Huyệt thứ 7 thuộc Phế kinh ( L 7). Tên gọi: Liệt ( có nghĩa là tình trạng phân kỳ hay tách ra); Khuyết ( có nghĩa là thiếu đi, chỗ hõm hay khe hổng). Huyệt này ở trên cổ tay nơi mỏm xương quay hình trâm, nơi có lỗ hõm nó được xem như là lỗ hổng khuyết của tay và huyệt này lại là biệt lạc của kinh Thủ Thái âm Phế, từ nơi đó có một nhánh tách ra nối với kinh Thủ Dương minh Đại trường. Do đó mà có tên là Liệt khuyết.
LIÊM TUYỀN ( Liánquán - Lienn Tsiuann). Huyệt thứ 23 thuộc Nhâm mạch ( CV 23). Tên gọi: Liêm ( có nghĩa là góc cạnh. Đồ vật có góc cạnh gọi là Liêm, ở đây nói gốc lưỡi); Tuyền ( có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là nước dãi). Huyệt nằm ở gốc cổ - cằm, ở dưới nó là gốc lưỡi. Huyệt dùng để trị các rối loạn ở lưỡi như ngọng, nói khó, nước dãi chảy thì dùng tới nó, cho nên gọi là Liêm tuyền.