Điều 71 Nan viết : “Kinh nói : Châm vinh khí (phải làm sao) đừng để làm thương đến vệ khí; châm vệ khí (phải làm sao) đừng để thương đến vinh khí. Nói thế là sao ?”. Thực vậy : “Châm vào vùng Dương khí, phải để kim nằm xiên để châm vào; châm vùng Âm khí, trước hết dùng tay trái xoa đè xuống nơi huyệt vinh du mà mình định châm, đợi khi nào khí tán thì mới châm kim vào trong. Đây gọi là phương pháp “châm vinh đừng làm thương vệ, châm vệ đừng làm thương vinh”.
Điều 61 Nan viết : “Kinh nói : Vọng để biết gọi là thần, văn (nghe) để biết gọi là thánh, vấn (hỏi) để biết gọi là công, thiết mạch để biết gọi là xả. Nói thế nghĩa là thế nào?”.
Điều 51 Nan viết : “Có những bệnh (mà người bệnh) muốn được ấm, (cũng có những bệnh mà người bệnh) muốn được lạnh, muốn được thấy người khác, không muốn thấy người khác, (các trường hợp trên) đều không giống nhau. Như vậy, bệnh ở tại tạng phủ nào ?”.
Điều 41 Nan viết : “Chỉ riêng có Can là có đến 2 lá, nó được ứng với gì ?”. Thực vậy : “Can thuộc đông phương Mộc. Mộc thuộc mùa xuân, (đó là lúc) vạn vật bắt đầu sinh ra. Ý (của mùa xuân, của Can) không cần phải là người thân (mới thi ân). Nó (Can) cách Thái âm vẫn rất gần, rời Thái dương không xa, ví như có “lưỡng Tâm”. Cho nên, nó có 2 lá nhằm ứng với lá của Mộc vậy”.
Điều 31 Nan viết : “Tam tiêu bẩm thụ ở đâu ? Sinh ra từ đâu ? Bắt đầu từ đâu ? Chấm dứt nơi đâu ? Phép trị của nó thường như thế nào ? (Tại nơi nào ?). Ta có thể hiểu được không ?”.
Điều 21 Nan viết : “Kinh nói : Con người nếu hình bị bệnh mà mạch không bệnh thì sống; nếu mạch bệnh mà hình không bệnh là chết. Nói thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy : “Khi nói “con người nếu nói hình bệnh mà mạch không bệnh” không phải là không có bệnh, ý nói rằng “tức số : số hơi thở” không ứng với mạch số mà thôi. Đây là nói về “pháp : nguyên lý” lớn.
*Điều 11 Nan ghi : “Kinh nói rằng : mạch chưa đầy 50 động mà đã có một “chỉ”, đó là một tạng không còn khí. Đó là tạng nào ?”
* Điều 6 Nan ghi :“Mạch có Âm thịnh, Dương hư, có Dương thịnh Âm hư. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.