BỘC THAM ( Púcàn Púshèn). Huyệt thứ 61 thuộc Bàng quang kinh (B 61). Tên gọi: Bộc ( có nghĩa là đầy tớ); Tham ( có nghĩa là vào hầu). Ngày xưa khi người đầy tớ hầu việc gặp người chủ của mình buộc phải chào cung kính bằng cách quỳ sát hai chân xuống. Ở vị trí này, huyệt nằm ngay dưới mấu chuyển lớn và bị mấu chuyển lớn ấn ngay vào gót chân, nơi đó gọi là Bộc tham.
BỘ LANG ( Bùláng). Huyệt thứ 22 thuộc Thận kinh ( K 22). Tên gọi: Bộ ( có nghĩa là đi bộ); Lang ( có nghĩa là mái hiên hay hành lang). Kinh huyệt đi dọc hai bên ngực song song với nhau và bắt đầu từ huyệt này, ví như ức là sảnh đường, hai bên là hành lang, cho nên gọi là Bộ lang.
BỈNH PHONG ( Bìngfeng). Huyệt thứ 12 thuộc Tiểu trường kinh (SI 12). Tên gọi: Bỉnh ( có nghĩa là tiếp nhận hay chấp nhận cái gì đó); Phong ( có nghĩa là gió, ở đây nói đến tác nhân bên ngoài gây ra bệnh. Vùng kế cận có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió gây ra bệnh, cũng như vùng huyệt có giá trị trong việc chữa trị những tình trạng có liên quan tới phong nên gọi là Bỉnh phong ( nhận gió).
BĨ CĂN ( Pigèn). Kỳ huyệt. Tên gọi: Bĩ ( có nghĩa là bế tắc, sưng rắn hình như trong bụng có cục); Căn ( có nghĩa là rễ cây, bò dưới một vật gì gọi là căn, hủy diệt hoàn toàn. Huyệt có tác dụng làm dứt nọc sự bế tắc của khí, sinh ra cục hòn trong bụng, gọi là Bĩ căn.
BỄ QUAN ( Bỉgùan ) . Huyệt thứ 31 thuộc Vị kinh ( S31). Tên goi: Bễ ( có nghĩa là đùi chân hay bắp đùi. Quan ( có nghĩa là khớp). Mạch của Túc Dương minh đến mép của đùi ở mặt trước khớp hông. Huyệt sát với khớp này. Nên gọi là Bễ quan ( khớp đùi).
BẤT DUNG ( Bùróng). Huyệt thứ 19 thuộc Vị kinh ( S 19). Tên gọi: Bất ( có nghĩa là không); Dung ( có nghĩa là chứa, tiếp nạp). Dạ dày như một cái túi chứa đựng thức ăn, thức uống, nó có thể chứa được một giới hạn chừng mực nào đó. Khi thức ăn thức uống trong dạ dày đã đạt tới mức huyệt này, nó sẽ không còn tiếp nhận thêm bất cứ thứ gì nữa. Huyệt chuyên trị đầy bụng, nôn mửa, không tiếp nạp được thức ăn nên gọi là Bất dung ( không chứa được nữa).
BẢN THẦN ( Bénshén), còn gọi là Bổn thần. Huyệt thứ 13 thuộc Đởm kinh ( G 13). Huyệt hội của Túc Thiếu dương kinh và Dương duy mạch. Tên gọi: Bản ( có nghĩa là nguồn gốc, căn nguyên; Thần ( có nghĩa là tinh thần hay tâm trí). Não được xem là nguồn gốc của con người và là nhà của tinh thần. Huyệt ở trên trán 3 thốn bên Thần đình. Do đó mà có tên là Bản thần.
BÁT TÀ ( Bàxiè) . Kỳ huyệt. Tên gọi: Bát ( có nghĩa là số tám); Tà ( tác nhân gây ra bệnh tật). Tất cả gồm 8 huyệt ở cả hai tay, có tác dụng tăng cường chính khí chống đở với tà khí, nên gọi là Bát tà.