Cây rau dừa,có tên gọi phổ biến là cây dừa cạn. Nhưng nó còn có một số tên khác tuỳ theo từng địa phương như cây hoa trường xuân, cây tứ thời hoa do nó ra hoa hầu như quanh năm. Cũng có nơi còn gọi dừa cạn là cây sừng dê (dương giác), cây bông dừa , cây nhật tân, cây hoa hải đăng…Tên khoa học của nó là Vincarosealin hay Catharanthus Roseus (L.) G.Don thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIII. Bình can tức phong.
Tại Việt Nam có 2 loài cây diệp hạ châu là cây thuộc thảo, sống hàng năm. Dưới đây là những đặc điểm nhận dạng của 2 loài cây diệp hạ châu:- Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum & Thonn.. tên đồng danh khác Phyllanthus niruri auct., non L) hay còn gọi diệp hạ châu thân xanh, chó đẻ thân xanh. - Diệp hạ châu thân tím, chó đẻ thân tím, chó đẻ răng cưa, (Phyllanthus urinaria L.) Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhómVII - Thanh nhiệt giải độc.
DIẾP CÁ (Herba Houttuyniae Cordatae) Còn gọi là cây Lá giáp, Ngư tinh thảo. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây Ngư tinh thảo (Houttuynia cordata Thumb), thuộc họ Lá giáp (Saururaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhómVII - Thanh nhiệt giải độc.
Cây Tơ hồng là loại dây leo quấn qua trái, không có diệp lục. Toàn cây dạng sợi to 1 – 2mm, màu vàng, bóng nhẵn, có vòi hút, thường ký sinh trên một số cây bụi. Tên khoa học Herba Cuscutae Cuscuta sp.- thuộc họ Convolvulaceae . Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.
DÂY GẮM Dây gắm, Dây sót hay Dây mấu - Gnetum montanum Markgr. (G. scandens Roxb.), thuộc họ Dây gắm - Gnetaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
DÂY ĐAU XƯƠNG còn gọi là cây Khoan cân đằng, tiếng Trung Quốc có nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khoẻ mạnh. Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr. (Tinospora Tomentosa Miers, Timospora Malabarica Miers, Menispermun Malabarilum Lamk). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
DÂM DƯƠNG HOẮC ( Herba Epimedii) Dâm dương hoắc còn gọi là Tiên linh tỳ, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Dùng toàn cây (phần lớn dùng lá, cũng có thể dùng thân và cành), là vị thuốc lấy từ nhiều cây thuộc chi Epimadium như Dâm dương hoắc lá to ( Epimedium macranthum Morr. Et Decne), Dâm dương hoắc lá mác ( Epimedium sagittatum (Sieb et Zucc.) Maxim ( E. Sinense Sieb. Ex Hace) hoặc cây Dâm dương hoắc lá hình tim ( Epimedium brevicornu Maxim) đều thuộc họ Hoàng liên gai ( Berberidaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.
DẠ CẨM có tên gọi: Cây loét mồm, ngón lợn, đứt lưỡi, chạ khẩu cắm Tên khoa học: Oldenlandia capitellata Kunze. Họ Rubiaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXII - Hóa thấp tiêu đạo.