.

HỘI ÂM

 18:29 15/08/2015

HỘI ÂM ( Huìyìn - Roé Inn). Huyệt thứ 1 thuộc Nhâm mạch ( CV 1). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là cùng đổ về). Âm ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục dục và hậu môn). Huyệt nằm giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khởi đầu đối với sự phân bố bề mặt của mạch Nhâm, Đốc và Xung.Trong " Châm cứu đại thành" ghi rằng: " Những mạch Nhâm, Đốc và Xung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng. Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm Thận kinh". Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này nên gọi là Hội âm.

.

HẬU KHÊ

 21:42 12/10/2014

HẬU KHÊ ( Hoù xí - Reou Tsri). Huyệt thứ 3 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 3). Tên gọi: Hậu ( có nghĩa là sau, phía sau); Khê ( có nghĩa là khe, suối). Huyệt nằm ngay đằng sau đầu nhỏ của xương bàn tay thứ 5, trên cuối nếp gấp ngang của lòng bàn tay, nó cao hơn Tiền cốc. Ngoài ra, vị trí của huyệt này là nơi cơ bắt đầu trở nên nhiều hơn, dồi dào hơn, giồng như nước tích lũy để tạo thành một dòng suối, do đó mà có tên là Hậu khê ( suối sau).

.

DU PHỦ

 21:53 13/09/2014

DU PHỦ ( Shùfu). Huyệt thứ 27 thuộc thận kinh ( K 27). Tên gọi: Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào); Phủ ( có nghĩa là nơi cư trú hay nơi hội tụ của khí lại). Thận khí bắt đầu từ bàn chân ( Dũng tuyền), hòa nhập vào ngực ở huyệt này, đó là huyệt cuối cùng của Thận kinh. Do đó có tên là Du phủ ( nơi cư trú của huyệt)

.

TÌM HIỂU ĐỊA DANH: DỐC DÁN - DỐC ĐÁ BÀN - PHÚ YÊN

 06:48 26/07/2014

PHÚC TÂM ĐƯỜNG xin giới thiệu đến các bạn một tác phẩm của Thầy Nguyễn Đình Chúc đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu địa danh vùng đất " Xứ Nẫu" qua tục ngữ, ca dao:

.

BÁT MẠCH KỲ KINH : MẠCH NHÂM - MẠCH ÂM KIỂU

 17:07 05/07/2014

Mạch Nhâm và mạch Âm kiểu là hệ thống thứ 2 mang tính chất âm của 8 mạch khác kinh. Một cách tổng quát, mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể; mạch Âm kiểu điều hòa phần trước của bụng. Như thế mạch Nhâm và mạch âm kiểu có cùng một số tính chất chung: − Điều hòa khí âm ở phần trước cơ thể. − Có những huyệt hội chung với nhau (Tình minh và Trung cực).

.

BÁT MẠCH KỲ KINH : MẠCH ĐỐC - MẠCH DƯƠNG KIỂU

 18:34 29/06/2014

Mạch Đốc và mạch Dương kiểu hợp thành hệ thống mạch thứ nhất mang tính chất dương. Cả 2 mạch đều có một đặc điểm chung là phân bố ở vùng phần dương của cơ thể và hợp nhau ở huyệt Tình minh nhánh lên của mạch Đốc theo kinh cân của Túc thái dương đến cổ, mặt rồi đến huyệt Tình minh. Mạch Dương kiểu chạy theo vùng dương của cơ thể lên mặt và tận cùng ở huyệt Tình minh). A. Mạch Đốc

.

BÁT MẠCH KỲ KINH

 18:52 24/06/2014

“ Kỳ kinh” là nói đối lại với “ chính kinh”. Mười hai kinh mạch là chủ chốt của kinh lạc, cho nên gọi là 12 chính kinh. Chữ “kỳ” có hàm ý nghĩa đơn độc, giữa quãng tám mạch ấy với nhau, đều không có quan hệ phối hợp về âm dương biểu lý một cách cố định, vì thế gọi là kỳ kinh. Ở đây ngoài tạng phủ ra, lại còn có phủ kỳ hằng nữa.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây