A. MẠCH NHÂM
1. Lộ trình đường kinh
− Mạch Nhâm khởi lên từ Thận, đến vùng Hội âm tại huyệt Hội âm, chạy vòng ngược lên xương vệ, qua huyệt Quan nguyên, theo đường giữa bụng ngực lên mặt đến hàm dưới tại huyệt Thừa tương.
− Từ huyệt Thừa tương có những mạch vòng quanh môi, lợi rồi liên lạc với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao. Cũng từ huyệt Thừa tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt Thừa khấp rối đi sâu vào trong mắt.
2. Những mối liên hệ của mạch Nhâm
− Mạch Nhâm có vai trò rất quan trọng trong vận hành khí huyết ở phần âm của cơ thể (vùng bụng ngực).
− Mạch Nhâm là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân:
+ Trung quản là huyệt hội của khí Thái âm.
+ Huyệt Ngọc đường là huyệt hội của khí Quyết âm.
+ Huyệt Liêm tuyền là huyệt hội của khí Thiếu âm.
3. Triệu chứng khi mạch Nhâm rối loạn
Khi mạch Nhâm rối loạn, chủ yếu xuất hiện những triệu chứng sau:
− Đau tức vùng bụng dưới.
− Hơi dồn từ dưới lên.
Thiên 41 sách Tố vấn: “Bệnh ở mạch Nhâm làm đau thắt lưng, đau trước vùng thấp kèm xuất hạn mồ hôi; mồ hôi xuất ra, người bệnh khát nhiều...”.
− Những biểu hiện bệnh lý:
+ ở nam: co rút bìu, đau tinh hoàn, tinh hoàn ứ nước.
+ ở nữ: khí hư, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn.
4. Huyệt khai (giao hội huyệt của mạch Nhâm) và cách sử dụng
Huyệt Liệt khuyết là huyệt khai của mạch Nhâm, nằm ở bờ ngoài cẳng tay, trên nếp cổ tay 1,5 thốn. Huyệt Liệt khuyết có quan hệ với huyệt Chiếu hải của mạch Âm kiểu (mối quan hệ chủ - khách).
Theo sách Châm cứu đại thành, huyệt Liệt khuyết được chỉ định trong những trường hợp: trĩ, sa trực tràng, khạc đờm có máu, tiểu khó, tiểu máu, đau vùng tim, đau bụng. ở phụ nữ dùng chữa chứng rối loạn tinh thần sau khi sinh kèm đau khớp, đau lưng, lạnh quanh rốn, thai chết trong bụng, đau thắt lưng.
Phương pháp sử dụng:
− Huyệt đầu tiên châm là: huyệt Liệt khuyết.
− Kế tiếp là những huyệt điều trị.
− Cuối cùng là huyệt Chiếu hải.
- Mạch Nhâm có những đặc điểm:
+ Mạch khác kinh có huyệt riêng của mình (không mượn huyệt của các đường kinh khác để đi).
+ Phân bố chủ yếu vùng bụng và ngực (phần âm của cơ thể).
- Do những đặc điểm phân bố trên mà những rối loạn của sinh dục - tiết niệu là những chỉ định điều trị của mạch Nhâm.
- Giao hội huyệt của mạch Nhâm: Liệt khuyết
B. MẠCH ÂM KIỂU
1. Lộ trình đường kinh
− Mạch Âm kiểu xuất phát từ kinh chính Thận (từ huyệt Nhiên cốc), chạy đến huyệt Chiếu hải (nằm ngay dưới mắt cá trong) rồi đến huyệt Giao tín; chạy lên theo mặt trong cẳng chân và đùi, đi vào trong bụng dưới; chạy theo mặt trong thành bụng lên ngực và xuất hiện ở hố thượng đòn tại huyệt Khuyết bồn, chạy tiếp đến huyệt Nhân nghinh; chạy tiếp lên mặt, đi sâu vào xương hàm trên và đến tận cùng ở khóe mắt trong để nối với túc thái dương Bàng quang kinh tại huyệt Tình minh (huyệt giao hội của các kinh thái dương, dương minh và mạch âm kiểu).
2. Những mối liên hệ của mạch âm kiểu: Mạch âm kiểu có những liên hệ với:
− Kinh chính Thận qua việc xuất phát từ huyệt Nhiên cốc của kinh Thận và thông qua những huyệt Chiếu hải, Giao tín.
− Kinh chính của Vị thông qua những huyệt Khuyết bồn và Nhân nghinh.
− Mạch Nhâm trong mối quan hệ chủ - khách và thông qua huyệt Trung cực.
3. Triệu chứng khi mạch âm kiểu rối loạn
Triệu chứng chủ yếu xuất hiện khi mạch âm kiểu bị rối loạn là tình trạng ngủ gà hoặc ly bì.
Thiên Đại luận, sách Linh khu có đoạn: “Khi mà vệ khí lưu lại ở âm phận mà không vận hành đến được nơi dương phận thì âm khí sẽ bị thịnh. âm khí thịnh thì mạch âm kiểu đầy.... vì thế mắt cứ phải nhắm lại”.
Thiên thứ 21 (Hàn nhiệt bệnh), sách Linh khu có đoạn: “Khi đầu hay mắt bị khổ thống, thủ huyệt nằm ở giữa 2 đường gân giữa cổ nhập vào não. Đây là nơi tương biệt với mạch Âm kiểu và Dương kiểu, là nơi giao hội giữa các đường kinh âm dương, là nơi mà mạch Dương kiểu nhập vào âm và mạch Âm kiểu xuất ra ở dương để rồi giao nhau ở khóe mắt trong. Khi nào dương khí thịnh thì mắt mở trừng, khi nào âm khí thịnh thì mắt nhắm lại”.
Để tổng kết về triệu chứng chủ yếu của mạch Âm kiểu khi bị rối loạn, có thể nêu ra đây đoạn văn sau trong Trung y học khái luận, chương I: “Khi mạch âm kiểu bị rối loạn, dương khí của cơ thể bị hư, âm khí trở nên thịnh. Vì thế người bệnh luôn luôn cảm thấy buồn ngủ”.
Một triệu chứng khác cũng được đề cập trong những tài liệu kinh điển khi mạch âm kiểu bị rối loạn là chứng nói khó. Thiên 41, sách Tố vấn có đoạn: “Mạch âm kiểu cảm phải ngoại tà, làm đau thắt lưng lan đến cổ, người bệnh nhìn thấy mờ. Nếu cảm nặng, thời người ngửa ra sau, lưỡi cứng và không nói ra được”.
Ngoài ra mạch Âm kiểu còn được đề cập đến trong trị liệu chứng đau nhức mà vị trí đau khó xác định.
Thiên Quan năng, sách Linh khu có đoạn: “Nếu có chứng đau nhức mà không có bộ vị nhất định, ta chọn huyệt thân mạch là nơi mà mạch Dương kiểu đi qua, hoặc huyệt chiếu hải là nơi mà mạch âm kiểu đi qua; ở người đàn ông thì ta chọn mạch Dương kiểu, ở người đàn bà thì ta chọn mạch âm kiểu”.
4. Huyệt khai (giao hội huyệt) của mạch âm kiểu và cách sử dụng
Huyệt khai của mạch âm kiểu là huyệt Chiếu hải của kinh Thận, nằm ở hõm dưới mắt cá trong. Huyệt Chiếu hải có quan hệ với huyệt Liệt khuyết trong mối quan hệ chủ - khách của hệ thống mạch Nhâm và mạch Âm kiểu.
Theo sách Châm cứu đại thành thì huyệt Chiếu hải được sử dụng trong những trường hợp co thắt thanh quản, tiểu đau, đau bụng dưới, đau vùng hố chậu, tiểu máu lẫn đàm nhớt. Trên người phụ nữ, có thể dùng điều trị khó sinh do tử cung không co bóp, rong kinh.
Phương pháp sử dụng:
− Trước tiên là châm huyệt Chiếu hải.
− Kế tiếp là châm nhữmg huyệt trị triệu chứng.
− Cuối cùng chấm dứt với huyệt Liệt khuyết.
- Mạch Âm kiểu có đặc điểm: mạch đi từ mắt cá trong đến khoé mắt trong. Lộ trình của mạch Âm kiểu theo phần âm của cơ thể (mặt trong chi dưới, mặt trong bụng ngực).
- Mạch Âm kiểu được chỉ định trong điều trị những trường hợp âm khí thịnh (dương khí hư suy): tri giác lơ mơ, ngủ gà, nói khó, cứng lưỡi.
- Những huyệt mà mạch Âm kiểu mượn đường để đi: Khuyết bồn, Nhân nghinh (kinh Vị); Nhiên cốc, Chiếu hải, Giao tín (kinh Thận).
- Giao hội huyệt của mạch Âm kiểu: Chiếu hải.
MẠCH NHÂM
(có 24 huyệt)
A. Đường đi: Bắt đầu từ vùng tầng sinh môn (Hội âm) qua lông mu, đi vào trong bụng qua Quan nguyên lên thẳng họng thanh quản, lên cằm vào mặt rồi vào trong mắt.
Mạch Nhâm có tác dụng:
- Điều hòa phần âm của toàn thân (bổ các kinh âm)
- Liên quan trực tiếp đến việc sinh đẻ.
B. Biểu hiện bệnh lý:
- Nam: thoát vị.
- Nữ: khí hư, bụng có u, nữ không sinh đẽ được.
C.Trị các chứng bệnh: Ở hệ sinh dục tiết niệu, dạ dày, ngực, họng thanh quản, trợ dương, bổ khí.
HỘI ÂM
(Huyệt hội của 3 mạch Nhâm, Xung, Đốc)
Vị trí: Ở khoảng giữa tiền âm và hậu âm (Giáp ất, Đồng nhân,Đại thành,Tuần kinh)
Ở giữa nút đáy chậu (chỗ tụ hội của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục
Ngoài và hai bên háng tới)
Giải phẩu: Huyệt ở nút xơ đáy chậu, nút được tạo nên bởi sự đan chéo nhau của các thớ cơ: ngang nông đáy chậu, thắt vân hậu môn, thắt vân niệu đạo, Cơ hình hang (hay cơ âm đạo-trực tràng, cơ trực tràng -niệu đạo), cơ ngang sâu đáy chậu và bó trước hậu môn của cơ nâng hậu môn.
Thần kinh vận động cơ là hai nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn trong.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
Tác dụng:
-Tại chỗ: các bệnh của sinh dục ngoài, bệnh hậu môn và niệu đạo.
-Theo kinh: Kinh nguyệt không đều, di tinh.
-Toàn thân: Điên cuồng, chết đuối.
Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5. Cứu l0-l5 phút.
Chú ý: Cảm giác đắc khí là căng tức tại chỗ.
Huyệt ở khu vực dễ nhiễm trùng, dễ trở thành lỗ dò, cần thận trọng.
KHÚC CỐT
(huyệt Hội của mạch Nhâm và Túc Quyết âm)
Vị trí: Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực l tấc, vào chỗ lõm giữa lông mu.
Lấy ở chính giữa bờ trên xương mu.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng giữa bụng, ở giữa nền và trụ của đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu là ổ bụng dưới có đáy bàng quang khi rỗng, đáy của tử cung khi có thai. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
Tác dụng :
- Tại chỗ và theo kinh: đái khó, bí đái, bế kinh, khí hư, di tinh, liệt dương, Viêm tinh hoàn, sa tử cung, đau do thoát vị.
Cách châm cứu: Châm 0,3-1 tấc. Cứu 20-45 phút.
Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ, hoặc chạy tới bộ phận sinh dục ngoài. Trước khi châm bảo người bệnh đi tiểu để tránh châm vào bàng quang. Khi bí đái không châm sâu. Có thai không châm sâu.
TRUNG CỰC
(Huyệt Mộ của Bàng quang, Hội của mạch Nhâm với 3 kinh Âm ở chân)
Vị trí: Dưới rốn 4 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành)
Lấy ở điểm nối 4/5 trên và 1/5 dưới của đoạn thẳng nối rốn với bờ trên xương mu.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu có ruột non khi bàng quang rỗng và không có thai. Có bang quang khi căng nước tiểu, có tử cung khi có thai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn D12 hoặc L1.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, sót nhau, đau ngứa sinh dục ngoài, khí hư, di tinh, liệt dương, đai dầm, đái són, bí đái.
- Toàn thân: phù thủng.
Cách châm cứu: châm 0,3- 1 tấc. Cứu 20-60 phút.
Chú ý:
- Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hay chạy xuống sinh dục ngoài.
- Kết hợp với Thủy phân, Thủy tuyền, Phục lưu, Tam âm giao thấu sang Huyền chung: để chữa phù do tim.
- Kết hợp Tam âm giao để chữa đái dầm.
- Kết hợp Âm lăng tuyền, Tam âm giao để chữa đái són.
- Kết hợp Tử cung, Tam âm giao chữa kinh nguyệt không đều.
- Trước khi châm bảo người bệnh đi tiểu, khi bí đái không châm sâu.
- Có thai không châm sâu.
QUAN NGUYÊN
(Huyệt mộ của Tiểu trường, Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân)
Vị trí: Ở dưới rốn 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy , Đại thành)
Lấy ở điểm nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đoạn rốn - bờ trên xương mu.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc.Vào sâu có ruột non khi bàng quang bình thường và không có thai, có bàng quang khi bí tiểu tiện, có tử cung khi có thai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12 hay D11.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Bệnh về kinh nguyệt, khí hư,vô sinh, di mộng tinh, liệt dương, đau bụng dưới, ỉa chảy, kiết lỵ, đái rắt, đái buốt, bí đái.
-Toàn thân: Cấp cứu chứng thoát của trúng phong, huyệt dùng để bổ các chứng hư tổn, phù thủng.
Cách châm cứu: Châm 0,3-1 tấc. Cứu 20-200 phút (trong chứng hư thoát)
Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ, hoặc chạy xuống bộ phận sinh dục ngoài.
Kết hợp cứu: Quan nguyên, Khí hải để nâng huyết áp trong hội chứng choáng.
THẠCH MÔN
(Huyệt Mộ của Tam tiêu)
Vị trí: Ở dưới rốn 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy ở điểm nối 2/5 trên và 3/5 dưới của đoạn rốn- bờ trên xương mu.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, Vào sâu là ruột non khi không bí tiểu tiện hoặc không có thai. Có bàng quang khi bí tiểu tiện vừa, có tử cung khi thai nghén ngoài 3 tháng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau quặn bụng dưới, ỉa chảy, đái đục, đái khó, băng huyết, rong huyết, bế kinh.
- Toàn thân: ăn không tiêu, phù thũng.
Cách châm cứu: châm 0,5 tấc.Cứu 20-45 phút.
Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy theo đường kinh.
*Theo sách Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành đàn bà không châm cứu huyệt này vì sợ cả đời không đẻ. Bí tiểu tiện không châm sâu.
KHÍ HẢI
Vị trí: Ở dưới rốn 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy điểm nối 1,5/5 trên 3,5/5 dưới của đoạn rốn- bờ trên xương mu.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc,Vào sâu có ruột non khi không bí đái nhiều hoặc có thai còn nhỏ, có bàng quang . Khi bí đái nhiều, có tử cung khi thai 4-5 tháng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau bụng quanh rốn. Bệnh về hệ sinh dục và kinh nguyệt của phụ nữ. Đái nhiều.
- Toàn thân: Chân khí hư, ngũ tạng hư, tay chân quyết lạnh.
Cách châm cứu: Châm sâu 0,5-1,5 tấc. Cứu 20-60 phút.
Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc theo kinh.
- Cứu kết hợp với Quan nguyên để tăng huyết áp trong hội chứng choáng.
- Kết hợp với Chi câu, Túc tam lý, Đại trường du để chữa tắc ruột do liệt cơ năng.
- Bí đái không châm sâu, có thai không châm sâu.
ÂM GIAO
(Huyệt hội của 2 mạch Xung- Nhâm và kinh Thiếu âm ở chân )
Vị trí: ở dưới rốn 1 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy ở điểm nối 1/5 trên và 4/5 dưới của đoạn rốn- bờ trên xương mu.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc.Vào sâu có ruột non, hoặc tử cung khi có thai 5-6 tháng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D 10
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau bụng quanh rốn. Bệnh của hệ sinh dục ngoài và bệnh về kinh nguyệt.
Chú ý: Có thai nhiều tháng không châm sâu.
THẦN KHUYẾT
Vị trí: Ở giữa rốn (Giáp ất, Phát huy. Đại thành)
Lấy ở chính giữa rốn.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng ở chỗ có: thừng tĩnh mạch rốn và dây chằng treo gan (dây chằng liềm) dính ở trên.Thừng động mạch rốn và ống niệu rốn dính ở dưới. Giữa là túi Meckel,vào sâu là phúc mạc, ruột non hoặc tử cung khi có thai 7-8 tháng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D 10.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau bụng vùng rốn, sôi bụng , ỉa chảy khôg cầm được,lòi domCách châm cứu: Cấm châm. Thường cứu cách muối từ 20-200 phút, trong trường hợp cần cấp cứu để hồi dương, cứu đến khi nào ấm chân tay mới thôi.
Chú ý:
- Cùng cứu với Bách hội, Quan nguyên để cấp cứu thở ngáp cá sắp chết.
- Kết hợp với Thiên khu,Thượng quản, Nội quan, Túc tam lý để chữa viêm dạ dày cấp và viêm ruột thừa cấp.
THỦY PHÂN
Vị trí: Ở dưới Hạ quản 1 tấc, trên rốn 1 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy,Đại thành)
Lấy ở điểm nối 1/8 dưới và 7/8 trên của đoạn rốn - điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc .Vào sâu là tụy tạng và tá tràng hoặc tử cung khi có thai 8-9 tháng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn D 10.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: sôi bụng, đau bụng quanh rốn.
- Toàn thân: phù thủng, cổ chướng.
Cách châm cứu: Châm 0,5-1 tấc. Cứu 20-200 phút
Chú ý: Chữa phù và cổ chướng phải cứu lâu, không châm. Có thai nhiều tháng không châm cứu.
HẠ QUẢN
(Hội của mạch Nhâm và kinh Thái âm ở chân )
Vị trí: Ở dưới Kiên lý 1 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy ở điểm nối 2/8 dưới và 6/8 trên của đoạn rốn điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc.Vào sâu là tụy tạng và tá tràng hoặc tử cung khi có thai gần đẻ. Da vůng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D 9.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau bụng, bụng chướng hơi, nôn mữa,đau dạ dày
- Toàn thân: Người gầy dần, cổ chướng.
Cách châm cứu: Châm 0,5 -1 tấc. Cứu 10-30 phút.
Chú ý: Chữa cổ chướng chỉ cứu không châm. Có thai đến tháng gần sinh không châm sâu.
KIẾN LÝ
Vị trí: Ở dưới Trung quản 1 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy điểm nối 3/8 dưới và 5/8 trên của đoạn rốn-điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
Giải phẩu: Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Sau thành bụng là đại trường ngang và tụy tạng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau dạ dày, nôn mửa, đầy bụng và khó tiêu.
- Toàn thân: Phù thũng.
Cách châm cưú: Châm 0,5 - 1 tấc, cứu 15-30 phút.
Chú ý: Châm sâu quá có thể làm tổn thương tụy.
TRUNG QUẢN
( Huyệt mộ của Vị, huyệt Hội của phủ. Hội của mạch Nhâm với các kinh Thái dương, Thiếu dương ở tay và Dương minh ở chân)
Vị trí: Ở dưới Thượng quản 1 tấc, trên rốn 4 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành)
Lấy ở điểm giữa của đoạn rốn - điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
Giải phẩu: Huyệt trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Sau thành bụng là phần ngang của dạ dày. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau dạ dày, ợ chua, nôn mữa, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Cách châm cứu: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 15-30 phút.
Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy sâu vào trong bụng hay thấu ra sau lưng ( Vị du ) hoặc tê vòng quanh kim. Châm sâu quá có thể vào ổ bụng.
THƯỢNG QUẢN
( Hội của mạch Nhâm với các kinh Thái dương ở tay và Dương minh ở chân)
Vị trí: Ở dưới huyệt Cự khuyết 1 tấc , trên rốn 5 tấc ( Đại thành)
Lấy ở điểm nối 5/8 dưới và 3/8 trên của đoạn rốn- điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
Giải phẫu: Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Sau thành bụng là hậu cung mạc nối và phần ngang của dạ dày .Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
Tác dụng:
-Tại chỗ và theo kinh: Đau dạ dày, nôn mữa.
-Toàn thân: Kinh giật, tim đập mạnh.
Cách châm cứu: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 15- 30 phút.
Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy sâu vào trong bụng hay chạy dọc theo kinh.
- Kết hợp với Nội quan, Túc tam lý để chữa Viêm dạ dày cấp.
CỰ KHUYẾT
(Huyệt mộ của Tâm)
Vị trí: Ở dưới Cưu vĩ 1 tấc (Gíap ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy ở điểm nối 6/8 dưới với 2/8 trên của đoạn rốn-điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
Giải phẫu: Huyệt ở trên đường trắng, sau dường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Sau thành bụng là thùy gan trái. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau bụng, nấc, nôn mữa, ợ chua, đau giữa ngực.
- Toàn thân: Điên cuồng, tim đập mạnh, kinh giật, hay quên.
Cách châm cứu: Châm 0,5- 0,8 tấc. Cứu 15-40 phút.
Chú ý:
- Kết hợp với Tâm du, Thông lý, Khích môn để chữa đau thắt ngực, vůng tim.
- Châm sâu dễ vào gan gây chảy máu trong.
CƯU VĨ
(Huyệt lạc nối với mạch Đốc)
Vị trí: Ở dưới mũi ức 0,6 tấc hay dưới chỗ gặp nhau của 2 bờ sườn 1 tấc. (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy ở điểm nối 7/8 dưới với 1/8 tręn của đoạn rốn- điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
Giải phẫu: Huyệt ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng. Sau thành bụng là thùy gan trái. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau bụng trên, nấc, đau tức trước ngực, khó thở.
- Toàn thân: Động kinh, cuồng.
Cách châm cứu: Châm 0,5 - 0,8 tấc. Cứu 10 - 15 phút.
Chú ý:
- Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy đến chỗ đau.
TRUNG ĐÌNH
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới huyệt Đản trung 1,6 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy ở chỗ hai bờ sườn gặp nhau làm thành một góc nhọn ( trên người không có mũi ức)
Người có mũi ức thì kéo dài hai bờ sườn cho gặp nhau và lấy huyệt ở chỗ hai bờ sườn gặp nhau. Có gân cơ ngực to ( bó ức và bó cân cơ thẳng to) cân cơ thẳng to bám vào xương. Thần kinh vận động cơ do đám rối thần kinh nách và các dây thần kinh gian sườn. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3-0,5 tấc.
Cứu 5 - 15 phút.
Chú ý: Xương ức rất mềm, nhất là trẻ con, khi châm không được để thẳng góc kim với mặt da vě có thể kim xuyên qua trung thất.
Châm vào xương sẽ gây cảm giác đau buốt.
ĐẢN TRUNG
( Huyệt mộ của Tâm bào.Huyệt hội của khí. Huyệt hội của mạch Nhâm với các kinh Thái dương, Thiếu dương ở tay và kinh Thái âm, Thiếu âm ở chân ).
Vị trí: Ở chổ lõm dưới huyệt Ngọc đường 1,6 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
Lấy điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 núm vú (đàn ông) hay đường ngang qua bờ trên 2 khớp ức sườn thứ 5 (đàn bà).
Giải phẫu: Dưới da là xương ức.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh : Đau ngực.
- Toàn thân: Hen suyễn, khó thở, nấc, ít sữa.
Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3-0,5 tấc.
Cứu 10- 30 phút.
Chú ý: như huyệt Trung đình.
NGỌC ĐƯỜNG
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới huyệt Tử cung 1,6 tấc (Giáp.ất, Đồng nhân, phát huy, Đại thành)
Lấy điểm gặp nhau của đường dọc xương ức với dường ngang qua bờ trên khớp ức sườn 4.
Giải phẫu: Dưới da là xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Tác dụng :
- Tại chỗ và theo kinh:Đau ngực.
Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3-05 tấc. Cứu 5- 15 phút.
Chú ý: như huyệt Trung đình .
TỬ CUNG
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới huyệt Hoa cái 1,6 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Lấy ở điểm gặp nhau của đương dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa hai khớp ức sườn 3.
Giải phẩu: Dưới da là xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau ngực.
- Toàn thân: Suyễn, nôn.
Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
Chú ý: như huyệt Trung đình.
HOA CÁI
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới huyệt Toàn cơ 1,6 tấc ( Đại thành)
Lấy ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa hai khớp ức sườn 2.
Giải phẩu: Dưới da là xương ức, chỗ tiếp nối đầu xương ức với thân xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Tác dụng:
-Tại chỗ: đau ngực.
- Toàn thân: Ho, suyễn.
Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da,mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
Chú ý: như huyệt Trung đình.
TOÀN CƠ
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới huyệt Thiên đột 1 tấc. (Đại thành)
Lấy ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua bờ trên khớp ức sườn 1.
Giải phẩu: Dưới da là đầu trên xương ức.Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn C3.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau ngực
- Toàn thân: Ho, suyễn.
Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
Chú ý: như huyệt Trung đình.
THIÊN ĐỘT
(Hội của mạch Nhâm và Âm duy)
Vị trí: Ở dưới yết hầu 4 tấc, trong chỗ lõm (Đồng nhân, Đại thành)
Lấy ở giữa chõ lõm trên bờ trên xương ức.
Giải phẫu: Huyệt ở trước khí quản và thực quản, ở trong góc tạo nên bởi bờ trong của cơ ức đòn chũm, bờ trong của hai cơ ức móng và bờ trong của 2 cơ ức-giáp trạng.Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh sọ năo số XI và XII. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác dụng:
-Tại chỗ và theo kinh: Đau họng, mất tiếng đột ngột,khản tiếng,ợ,nấc.
-Toàn thân: Ho, hen suyễn.
Cách châm cứu: Châm kim qua da rồi hướng kim theo mặt sau xương ức sâu 0,3 -0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
Chú ý: Châm thẳng góc dễ vào khí quản gây ho.
LIÊM TUYỀN
( Hội của mạch Nhâm và Âm duy )
Vị trí: Ở dưới cằm, trên yết hầu, dưới cuống lưỡi ( Giáp ất, Loại kinh đồ dực)
Lấy ở chính giữa bờ trên sụn giáp trạng.
Giải phẩu: Huyệt ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng từ nông vào sâu có cơ ức đòn - móng cơ giáp- móng, sau cơ là thanh quản, thực quản. Thần kinh vận động cơ do các nhánh của đám rối cổ sâu và dây thần kinh sọ não XII. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn C3.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Rụt lưỡi, cứng lưỡi, lưỡi mềm nhẽo khó thở, nuốt khó, chảy dãi.
- Toàn thân: Câm.
Cách châm cứu: Luồn kim dưới da, mũi kim hướng ngược lên cuống lưỡi sâu 0,2-0,5tấc. Cứu 5- 15 phút.
Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ, hoặc lan vŕo cuống lưỡi.
Không châm kim thẳng góc với da vì dễ chọc kim qua thanh quản gây ho.
THỪA TƯƠNG
( Hội của mạch Nhâm và kinh Dương minh ở tay và ở chân và mạch Đốc )
Vị trí: Ở chỗ lõm trên cằm, dưới môi ( Giáp ất, Đồng nhân )
Lấy ở đáy chỗ lőm, chính giữa và dưới môi dưới.
Giải phẫu: Huyệt ở giữa 2 cơ vuông cằm.Dưới bờ dưới cơ vòng môi bờ trên cơ chòm râu cằm. Thần kinh vận động cơ là các nhánh cổ mặt của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Méo mồm, sưng mặt, đau răng, sưng lợi răng, chảy nước dăi, đột nhiên mất tiếng.
Nguồn tin: Châm cứu học tập 1 ( Viện Đông y) - Tổng hợp từ Internet