Báo Kiến thức gia đình phối hợp cùng Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu tới bạn đọc các cây thuốc, vị thuốc thay thế mật gấu, từ đó góp phần chung tay chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y tại Việt Nam.Tên khác: Cồ nốc mảnh. Lòng thuyền – Sparganium stoloniferum Buch. Ham.. Hoặc cây Tiểu hắc ta lăng ( sparganium racemosum Huds – Scirpus yagara Ohwi. Họ Tam lăng (Sparganiaceae).Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao 6-7cm. Lá hình dài, dài 45 – 60cm, rộng 5-7cm, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 20 -30cm. Cụm hoa trên cuống dài 20 – 25cm, nhiều lông; chùm cao 8- 10cm, với 10 – 20 hoa có cuống 1 -2,5cm, có lông; hoa có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao 1cm, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, dài 2cm.
Ra hoa tháng 4-7.
Nơi sống và thu hái: cây mọc nhiều ở thung lũng.
Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là Tam lăng.
Thành phần hóa học: Chủ yếu là tinh dầu và tinh bột, chưa có tài liệu nghiên cứu sâu.
Tính vị qui kinh: Vị đắng tính bình, vào các kinh: Can, Tỳ.
Tác dung: Phá tích, tán ứ huyết, phá huyết, hành huyết và thông kinh.
Công dụng: Chữa ứ huyết do sang chấn, bế kinh, thống kinh.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 -12g, dạng thuốc sắc.