Phúc Tâm Đường

https://www.phuctamduong.com


Thuốc HAY thay MẬT GẤU: TAM LĂNG

.

.

Góp phần thực hiện Nghị định số 32 của Chính phủ và Quyết định số 95 của Bộ NN-PTNT về việc cấm săn bắt, bắt giữ nuôi gấu trái phép, buôn bán các sản phẩm từ gấu, bao gồm cả mật gấu cũng như thực thi công ước CITES.
Báo Kiến thức gia đình phối hợp cùng Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu tới bạn đọc các cây thuốc, vị thuốc thay thế mật gấu, từ đó góp phần chung tay chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y tại Việt Nam.


Tên khác: Cồ nốc mảnh. Lòng thuyền – Sparganium stoloniferum Buch. Ham.. Hoặc cây Tiểu hắc ta lăng ( sparganium racemosum Huds – Scirpus yagara Ohwi. Họ Tam lăng (Sparganiaceae).

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao 6-7cm. Lá hình dài, dài 45 – 60cm, rộng 5-7cm, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 20 -30cm. Cụm hoa trên cuống dài 20 – 25cm, nhiều lông; chùm cao 8- 10cm, với 10 – 20 hoa có cuống 1 -2,5cm, có lông; hoa có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao 1cm, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, dài 2cm.
Ra hoa tháng 4-7.
Nơi sống và thu hái: cây mọc nhiều ở thung lũng.
Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là Tam lăng.
Thành phần hóa học: Chủ yếu là tinh dầu và tinh bột, chưa có tài liệu nghiên cứu sâu.
Tính vị qui kinh: Vị đắng tính bình, vào các kinh: Can, Tỳ.
Tác dung: Phá tích, tán ứ huyết, phá huyết, hành huyết và thông kinh.
Công dụng: Chữa ứ huyết do sang chấn, bế kinh, thống kinh.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 -12g, dạng thuốc sắc.

Nguồn tin: Báo Kiến thức gia đình số 27 (851)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây