.

HÒA LIÊU ( NHĨ HÒA LIÊU)

 17:51 12/08/2015

HÒA LIÊU ( Erhéliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 22 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 22). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là không trái với ai, chức năng bình thường); Liêu ( có nghĩa là kẽ hở, khe hở). Người xưa quan niệm, chức năng bình thường của mũi là phân biệt mùi thơm thối, của miệng là nếm ngũ vị, của tai phân biệt ngũ âm, của mắt để nhìn thấy ngũ sắc. Châm vào huyệt này có thể phục hồi chức năng của tai, mắt, mũi , miệng trở lại bình thường. Do đó mà có tên Hòa liêu. Để phân biệt Hòa liêu ở mũi, người ta gọi huyệt này là Nhĩ Hòa liêu.

kim quỹ yếu lược

THIÊN 7: Trị bệnh phế nuy, khái thấu

 22:13 04/01/2014

THIÊN THỨ BẢY: MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH PHẾ NUY, PHẾ UNG, KHÁI THẤU, THƯỢNG KHÍ ĐIỀU 1 Hỏi Nhiệt ở thượng tiêu, nhân ho, thành Phế nuy. Bệnh Phế nuy, do đâu mà có ? Thầy nói Hoặc do hãn ra, hoặc do ói mửa, hoặc do tiêu khát, tiểu tiện lợi, đi luôn, hoặc do đại tiện khó, lại bị hạ lợi quá nhiều trùng vong tân dịch (tân dịch mất nhiều lần), cho nên mắc phải. Hỏi Thốn khẩu mạch Sác, người bệnh ho, trong miệng lại có nước dãi, nước bọt đục, là cớ sao ? Thầy nói Là bệnh Phế nuy. Nếu trong miệng ráo, lúc ho trong bụng đau ngăm ngăm, mạch trở lại Hoạt, Sác, đó là Phế ung, ho, nhổ ra máu, mủ. Mạch Sác, Hư, là Phế nuy, Sác, Thực là Phế Ung.

.

Quy trinh 24: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG

 12:02 29/11/2013

1. ĐẠI CƯƠNG: - Đau lưng là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân. - Nguyên nhân do cảm nhiễm phải hàn thấp, bị ngã, do mang vác nặng, sai tư thế (gây đau lưng cấp) hoặc do thận hư (gây đau lưng mạn). Mục đích của châm cứu làm cho người hết đau, trở lại sinh hoạt bình thường.

.

Quy trinh 02: VỌNG CHẨN

 17:55 26/11/2013

Thầy thuốc dùng mắt để quan sát thần, sắc, hình thái, mắt mũi, môi, lưỡi, rêu lưỡi của người bệnh để biết tình hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra bên ngoài.

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 80 : ĐẠI HOẶC LUẬN

 15:15 16/11/2013

Hoàng Đế hỏi : "Ta từng leo lên trên 1 cái đài cao mát và lạnh, khi lên đến nửa chứng của các bậc thang, ta liền nhìn xem 4 phía, xong rồi mới bò dần lên phía trước, lúc bấy giờ ta tự cảm thấy thần hồn hoảng hốt, mắt hoa choáng váng lên, Ta thầm lấy làm kỳ lạ, ta tự nhắm mắt lại, rồi lại mở mắt ra, ta cố an Tâm định khí, lâu lắm vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường; Khi lên đến trên đài rồi ta lại tiếp tục nhìn khắp bốn phương để rồi lại thấy choáng váng, Ta bèn bới vén lại tóc, qùy xuống trên đài, ta nhìn thẳng xuống phía dưới, sau 1 thời gian thật lâu, sự choáng váng vẫn chưa chấm dứt, Thình lình, tình trạng choáng váng lại bớt và không còn nữa, Khí gì đã khiến như thế ?”[1].

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 77 : CỬU CUNG BÁT PHONG

 15:14 16/11/2013

Dựa theo phương vị của cửu cung, mỗi năm Thái nhất thường từ tiết đông chí ở tại cung Hiệp trật 46 ngày (đông chí, tiểu hàn, đại hàn), qua ngày hôm sau ngày thứ 47, nó di hành sang cung Thiên lưu 46 ngày (lập xuân, vũ thủy, kinh trập), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Thượng môn 46 ngày (xuân phân, thanh minh, cốc vũ), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Âm lạc 45 ngày (lập hạ, tiểu mãn, mang chủng), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Thiên cung 46 ngày (hạ chí, tiểu thử, đại thử), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Huyền ủy 46 ngày (thu phân, hàn lộ, sương gián), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Tân lạc 45 ngày (lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết), Như vậy, sáng ngày hôm sau, nó lại trở lại cung Hiệp trập đúng vào ngày đông chí[1].

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây