21:51 12/05/2016
THÁI BẠCH ( Taìbái - Taé Po). Huyệt thứ 3 thuộc Tỳ kinh ( Sp 3). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt nằm sau ngón chân cái, ở phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ nhất, ở chỗ giáp nhau của da trắng và đỏ nhưng sát với phần trắng hơn, nên có tên là Thái bạch ( quá trắng).
21:34 12/05/2016
THÁI ẤT ( TaiYi - Tae). Huyệt thứ 23 thuộc Vị kinh ( S 23). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn lao, vĩ đại hay quan trọng); Ất ( có nghĩa là một). Ở đây muốn nói đến vũ trụ vĩ đại bao la mà sự lớn lên và phát triển của tất cả các sự vật trên thế giới này đều phải phụ thuộc vào nó, cũng như Tỳ và Vị được xem như nguồn hậu thiên chế tạo sản sinh ra khí, sau đó thay thế khí tiên thiên ( bẩm sinh) của cơ thể. Huyệt có khả năng đẩy mạnh chức năng của Tỳ và Vị là nguồn năng lượng của cơ thể. Nên có tên là Thái ất.
11:19 06/03/2016
TÂM DU ( Xinshù - Sinn Chou). Huyệt thứ 15 thuộc Bàng quang kinh ( B 15). Tên gọi: Tâm ( có nghĩa là hiểu theo giải phẫu là tim); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt sát với tim và qua nơi đó tâm khí rót vào cơ thể. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn tim, do đó mà có tên Tâm du.
19:07 29/02/2016
TAM TIÊU DU ( SàngJiasohù - Sann Tsiao Chou). Huyệt thứ 22 thuộc Bàng quang kinh ( B22). Tên gọi: Tam tiêu ( có nghĩa là 1 trong 6 phủ. Chia ra Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu); Du ( có nghĩa là lỗ trống không khí ra vào). Huyệt ở dưới Tỳ du, Vị du và nằm trên huyệt Thận du. Huyệt được xem như là nơi khí Tam tiêu di chuyển rót về, có ý nghĩa chủ trị về tam tiêu cũng như những biểu hiện chủ yếu về rối loạn của Tam tiêu.
18:26 29/02/2016
TAM DƯƠNG LẠC ( Sànyángluò - Sann Yang Lo). Huyệt thứ 8 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 8). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở đây nói đến ba kinh dương ở tay); Lạc ( có nghĩa là nối nhau, hay kết hợp). Ba kinh dương ở tay được nối với nhau tại huyệt này. Huyệt tương ứng với Tam âm giao ( ba kinh âm giao với nhau) ở hạ chi. Nên có tên là Tam dương lạc.
16:52 23/02/2016
TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).
18:37 15/02/2016
QUYẾT ÂM DU ( Juéyínshù - Tsiue Inn Chou). Huyệt thứ 14 thuộc Bàng quang kinh ( B 14). Tên gọi: Quyết (có nghĩa là khí nghịch lên tay chân giá lạnh); Âm ( có nghĩa là trái với Dương); Du ( có nghĩa là nơi vào vào của khí). Quyết âm nói đến Tâm bào lạc. Thầy thuốc xưa cho rằng Tâm bào lạc và Phế có liên quan chặt chẻ với nhau. Huyệt nằm ở giữa Phế du và Tâm du là nơi mạch khí của Thủ Quyết âm Tâm bào rót vào và di chuyển. Huyệt chủ trị chứng rối loạn của Tâm bào lạc, chứng tâm khí bất cố, tay chân quyết nghịch nên được gọi là Quyết âm du.
18:13 15/02/2016
QUY LAI ( Gùilái - Kaé Laé). Huyệt thứ 29 thuộc Vị kinh ( S 29). Tên gọi: Quy ( có nghĩa là trở lại); Lai ( có nghĩa là trở lại), Hễ các chứng bệnh khí hãm hạ trụy, khí nghịch thượng xung hoặc khí loạn bất thuận gây ra thoát vị, sa sinh dục, bạch đới, đau trong ngọc hành, kinh nguyệt không đều, bôn đồn, đau bụng dưới. Châm huyệt này chủ yếu để điều trị: sa tử cung, phục hồi kinh nguyệt trở lại bình thường, khả năng sinh đẻ của phụ nữ cúng như làm trở lại những chứng thoát vị, nên gọi là Quy lai.