.

HÒA LIÊU ( NHĨ HÒA LIÊU)

 17:51 12/08/2015

HÒA LIÊU ( Erhéliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 22 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 22). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là không trái với ai, chức năng bình thường); Liêu ( có nghĩa là kẽ hở, khe hở). Người xưa quan niệm, chức năng bình thường của mũi là phân biệt mùi thơm thối, của miệng là nếm ngũ vị, của tai phân biệt ngũ âm, của mắt để nhìn thấy ngũ sắc. Châm vào huyệt này có thể phục hồi chức năng của tai, mắt, mũi , miệng trở lại bình thường. Do đó mà có tên Hòa liêu. Để phân biệt Hòa liêu ở mũi, người ta gọi huyệt này là Nhĩ Hòa liêu.

.

HIỆP BẠCH

 21:56 12/10/2014

HIỆP BẠCH ( Xiá Bái - Sie Po). Huyệt thứ 4 thuộc Phế kinh ( L 4). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nén, bóp, ấn, bấm); Bạch ( có nghĩa là trắng. Trắng tượng trưng cho Phế kim. Hiệp bạch vào thời xưa khi định vị trí của huyệt này, người ta thường dùng mực đen bôi cả vào hai đầu vú, rồi ấn tay vào vú, nhờ đó đánh dấu vị trí của huyệt lên trên mặt giữa của cánh tay. Huyệt này nằm ở bờ trong cánh tay trên, dọc theo hai bên phế, Theo ngũ hành Phế sắc trắng, vị trí của huyệt ở hai bên nó, huyệt theo thuyết ngũ hành, ngũ sắc mà có tên Hiệp bạch ( ấn trắng).

.

ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH - Các thể trạng mạch khác

 08:35 02/04/2014

Trong việc điều trị, có khi bỏ chứng theo mạch mà trị; có khi bỏ mạch theo chứng mà trị; có khi theo cả chứng và mạch mà trị; có khi theo mạch nhiều hơn chứng hay theo chứng nhiều hơn mạch mà trị. Thật vậy, phải tùy nghi định liệu mà trị mới hay.

.

ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH - Mạch Tạng Phủ

 18:00 01/04/2014

Ngũ tà là một công thức của mỗi tạng, mỗi tạng khi có bệnh đều lấy Ngũ tà làm công thức để tìm bệnh của mỗi tạng ấy. Ý nghĩa Ngũ tà theo nguyên lý tương sinh, tương khắc, trong lúc xem mạch Tạng Phủ để tìm ra bệnh, bất luận ngoại cảm hay nội thương đều không ra ngoài ý nghĩa Ngũ tà.

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 49 : NGŨ SẮC

 15:01 16/11/2013

Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Ngũ sắc riêng hiện rõ trên Minh đường ư ? Tiểu tử này chưa hiểu ý nói gì”[1]. Hoàng Đế đáp : "Minh đường là vùng trên mũi. Khuyết là vùng giữa đôi mày, đình là nhan (trán và 2 bên), phồn là vùng 2 bên má, tế là vùng cửa vào lỗ tai[2]. Trong khoảng những vùng đó, nếu được biểu hiện nổi bật và rõ ràng, đứng cách nhau chừng 10 bộ, ta cũng thấy được nó hiện ra ngoài, người như thế là thọ (sống lâu), ắt đạt đến trăm tuổi”[3].

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 40 : ÂM DƯƠNG THANH TRỌC LUẬN

 14:54 16/11/2013

Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe con người có 12 kinh mạch nhằm ứng với 12 kinh thủy, biểu hiện của ngũ sắc đều khác nhau, khí thanh trọc không giống nhau, nếu như huyết và khí được hiểu là một thì sự ứng nhau sẽ thế nào ?"[1].

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 11 : KINH BIỆT

 13:40 16/11/2013

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị : bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây