.

THÁI BẠCH

 21:51 12/05/2016

THÁI BẠCH ( Taìbái - Taé Po). Huyệt thứ 3 thuộc Tỳ kinh ( Sp 3). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt nằm sau ngón chân cái, ở phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ nhất, ở chỗ giáp nhau của da trắng và đỏ nhưng sát với phần trắng hơn, nên có tên là Thái bạch ( quá trắng).

.

QUANG MINH

 19:04 28/01/2016

QUANG MINH ( Guàngminh - Koang Ming). Huyệt thứ 37 thuộc Đởm kinh ( G 37). Tên gọi: Quang ( có nghĩa là sáng, rực rở); Minh ( có nghĩa là sáng, mắt sáng). Huyệt nối Lạc của Túc Thiếu dương Đởm mà kinh này đi lên để nối với một nhánh phát sinh do huyệt đó nối với kinh Túc Quyết âm Can. Can khai khiếu ở mắt. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn mắt, đồng thời có tác dụng tăng cường sự lưu thông ở các phần phụ và làm cho sáng mắt. Do đó có tên là Quang minh.

.

QUAN XUNG

 18:52 28/01/2016

QUAN XUNG ( Guànchòng - Koann Tchrong). Huyệt thứ 1 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 1). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cửa ải); Xung ( có nghĩa là vọt). Lượng khí huyết chảy mạnh của kinh ở huyệt này. Huyệt là cửa ải trọng yếu trong việc khai thông đường kinh, nên có tên Quan xung.

.

PHỤC LƯU

 16:35 26/12/2015

PHỤC LƯU ( Fùliù - Fou Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Thận kinh ( K 7). Tên gọi: Phục ( có nghĩa là trở lại); Lưu ( có nghĩa là dáng vẻ nước chảy rất vội vàng). Mạch khí của Thận kinh tới huyệt Thái khê không đi lên thẳng mà trở lui lại mắt cá trong 2 thốn, lại vòng mạch về nơi này. Cũng có nghĩa khí của Thận mạch đến ở huyệt này trở về và đi vòng nên gọi là Phục lưu.

.

PHI DƯƠNG

 11:51 14/12/2015

PHI DƯƠNG ( Fèi Yáng ) . Huyệt thứ 58 thuộc Bàng quang kinh ( B 58). Tên gọi: Phi ( có nghĩa là bay lên); Dương ( có nghĩa là bay lên, bốc lên). Huyệt là " lạc huyệt " của kinh Túc Thái dương. Khí của Bàng quang có thể đi ngang qua nhanh chóng từ lạc huyệt này đến kinh Thận. Đối với các chi dưới bị yếu, sau khi châm huyệt này bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng, bay bổng so với lúc bị bệnh. Do đó mà có tên Phi dương.

.

PHẾ DU

 11:18 14/12/2015

PHẾ DU ( Fèishù - Fei Chou). Huyệt thứ 13 thuộc Bàng quang kinh ( B 13). Tên gọi: Phế ( có nghĩa là Phổi); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, huyết). Huyệt sát với phổi, cũng là nơi mà qua đó khí của Phế ngấm vào bề mặt của cơ thể. Chủ yếu có dấu hiệu ở những rối loạn của Phế khí do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh ngoại sinh. Vì thế mà có tên Phế du ( huyệt phổi).

.

NỘI ĐÌNH

 11:47 10/12/2015

NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).

.

NHIÊN CỐC

 18:24 04/12/2015

NHIÊN CỐC ( Rángu - Jenn Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Thận kinh ( K 2). Tên gọi: Nhiên ( có nghĩa là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt.); Cốc ( có nghĩa là chỗ hõm ở núi). Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây