16:52 23/02/2016
TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).
16:39 28/12/2015
QUAN NGUYÊN (Guànyuán - Koann Iuann). Huyệt thứ 4 thuộc Nhâm mạch ( CV 4). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt đóng cửa. Cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi. Chỗ hiểm yếu); Nguyên ( có nghĩa là mới đầu, to lớn). Huyệt nằm bên dưới rốn, nơi mà nguyên khí được chứa dưới bụng dưới, là năng lượng lớn của sự sống.
18:24 04/12/2015
NHIÊN CỐC ( Rángu - Jenn Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Thận kinh ( K 2). Tên gọi: Nhiên ( có nghĩa là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt.); Cốc ( có nghĩa là chỗ hõm ở núi). Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.
19:34 17/09/2015
LÃI CẤU ( Lígòu - Li Keou). Huyệt thứ 5 thuộc Can kinh ( Liv 5). Tên gọi: Lãi ( có nghĩa là con mọt gỗ, đồ đạc dùng lâu bị sứt mẻ cũng gọi là lãi); Cấu ( có nghĩa là chỗ hõm, hẹp, nhỏ). Khi bàn chân bị gập cong lên, có thể xuất hiện một chỗ hõm nhỏ hẹp ở vùng huyệt. Huyệt có dấu hiệu biểu hiện các triệu chứng bạch đới, xuất huyết tử cung, ngứa âm hộ. Một số bệnh nhân có những triệu chứng trên, đặc biệt ở triệu chứng cuối cùng, có thể có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, như một cái gì đó di chuyển trong vùng bị ảnh hưởng. Do đó có tên là Lãi cấu.
19:31 03/10/2014
GIAO TÍN ( Jiào Xin - Tsiao Sinn). Huyệt thứ 8 thuộc Thận kinh ( K 8). Tên gọi: Giao ( có nghĩa là mối quan hệ cùng nhau, đến, nối, băng qua); Tín ( có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc). Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ người ta gọi là Nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Do đó có tên là Giao tín.
18:56 29/09/2014
ĐỊA CƠ ( Dì Jì - Ti Tsi). Huyệt thứ 8 thuộc Tỳ kinh ( Sp 8). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất); Cơ (có nghĩa là thay đổi). Châm vào huyệt này có khả năng tăng cường và nuôi dưỡng khí huyết trong cơ thể. Việc thúc đẩy sự thay đổi mãnh liệt và đời sống trên trái đất đều phụ thuộc vào khí của thiên địa, đó là năng lượng thiết yếu. Do đó mà có tên là Địa cơ ( sự thay đổi của địa khí).
18:18 27/08/2014
BẠCH HOÀN DU ( Báihuánshù), Huyệt thứ 30 thuộc Bàng quang kinh ( B 30). Tên gọi: Bạch ( có nghĩa là trắng); Hoàn ( có nghĩa là vòng tròn bằng ngọc); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, có nghĩa là huyệt). "Bạch hoàn cốt" theo giải phẫu cổ đại là xương cùng cụt, nơi các nhà đạo sĩ xem chỗ đó quý như ngọc. Huyệt nằm ở vùng gần đó gọi là Bạch hoàn du.
23:01 22/08/2014
ẨN BẠCH ( Yin bái). Huyệt thứ 1 thuộc Tỳ kinh ( SP 1). Tên gọi: Ẩn ( có nghĩa là che dấu, một nơi kín); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt là nơi gặp nhau của da đỏ và da trắng ở dưới bàn chân. Do đó có tên Ẩn bạch ( trắng bị che dấu).