Hoàng đế nội kinh

THIÊN 23 : NHIỆT BỆNH

 13:48 16/11/2013

Chứng bệnh Thiên khô làm cho 1 bên mình không còn hoạt động được và bị đau, lời nói chưa thay đổi, chí chưa loạn, đó là bệnh còn ở nơi phận nhục và tấu lý[1]. Nên dùng kim cự châm để châm[2]. Đó là ích cho (chính khí) đang bất túc, tổn bớt tà khí đang hữu dư, được vậy thì (chính khí) mới có thể hồi phục được[3].

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 12 : KINH THỦY

 13:41 16/11/2013

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Kinh mạch gồm có 12 đường, bên ngoài nó hợp với 12 kinh thủy, bên trong nó thuộc vào ngũ tạng, lục phủ [1]. Ôi ! 12 kinh thủy, trong số đó có lớn nhỏ, có sâu cạn, có rộng hẹp, có xa gần, tất cả đều không đồng nhau[2]. Ngũ tạng lục phủ có những cao thấp, nhỏ lớn, thọ nhận cốc khí nhiều ít cũng không bằng nhau. vậy sự tương ứng giữa chúng với nhau như thế nào?[3] Ôi ! kinh Thủy nhờ thọ được thủy để vận hành, ngũ tạng nhờ hợp được với thần khí hồn phách để tàng giữ, lục phủ nhờ thọ được ‘cốc khí’ để vận hành, thọ được ‘khí’ để mà mở rộng ra, kinh mạch nhờ thọ được ‘huyết’ để mà ‘doanh’ ra[4]. Nay muốn hợp lại nhau để ‘trị bệnh’ phải làm sao?[5] Ta có thể nghe trình bày về sự châm sâu hay cạn, cứu bằng tráng số nhiều hay ít không?”[6].

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 9 : CHUNG THỈ

 13:37 16/11/2013

Phàm đạo của việc châm (thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’[1]. Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy[2]. Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi[4]. Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa[5]. Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương[6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương[7]. Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết[8]. Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng[9].

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 1 : CỬU CHÂM THẬP NHỊ NGUYÊN

 13:20 16/11/2013

Hoàng đế hỏi Kỳ Bá : “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tô thuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật [1]. Ta không muốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm[2]. Ta muốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết cho họ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau [3] . (Những ước muốn trên) phải có cách nào có thể truyền lại cho hậu thế [4]. Muốn truyền được ắt phải có những phương pháp rõ ràng, ắt phải đạt được kết quả cuối cùng mà không bị hủy diệt, tuy dùng lâu đời mà vẫn không bị tuyệt, dễ làm, khó quên, đáng làm khuôn mẫu có cương kỷ, tách riêng bằng những phạm vi, chương trình, phân biệt biểu và lý, có thỉ có chung [5]. Biết được một cách cụ thể bệnh nào châm kim nào [6]. Vậy trước hết phải viết ra quyển sách CHÂM KINH. Ta mong được nghe thầy trình bày rõ ràng hơn” [7].

Hoàng đế nội kinh tố vấn

Thiên 68 : LỤC VI CHỈ ĐẠI LUẬN

 12:47 09/11/2013

Hoàng Đế hỏi rằng: Xa thẳm thay cái đạo của trời! Như đón mây nóåi, như trông vực sâu. Vực sâu còn có thể đo lường, mây nóåi ai biết đâu là cùng cực! Phu tử thường nói: “phải tuân đạo trời”, lòng tôi ghi nhớ. Nhưng cái nguyên lý như thế nào, xin cho biết rõ.. [1].

Hoàng đế nội kinh tố vấn

THIÊN 55 : TRƯỜNG THÍCH TIẾT LUẬN

 12:35 09/11/2013

Thích gia không cần phải chẩn, chỉ nghe bệnh nhân nói, cũng có thể thấu được bệnh tình [1]. Bệnh tại đầu, nhức đầu, dùng “tàng châm” để thích. Thích tới cốt, bệnh khỏi, sẽ thôi. Phàm thích, đừng làm thương đến cốt nhục và bì. Bì là con đường để châm [2].

Hoàng đế nội kinh tố vấn

THIÊN 49 : MẠCH GIẢI

 12:28 09/11/2013

Ở Thái Dương mà “nói là”: Yêu thũng, mông đau, là vì tháng giêng, kiến Dần, Dần thuộc Thái dương. Tháng giêng, Dương ra ở trên, nhưng Aâm vẫn còn thịnh. Dương chưa có thể theo đúng thứ tự đề ra. Do đó, sinh ra chứng yêu thũng và mông (tức hao mông) đau [1]. Bệnh thiên hư mà đi (đi lệch), do tháng giêng dương khí đã giải đồng, địa khí tiết ra được rồi. Vậy mà nói là “thiên hử”, là vì khí mùa Đông rét, khí bất túc nên sinh chứng như vậy [2].

Hoàng đế nội kinh tố vấn

THIÊN 46 : BỆNH NĂNG LUẬN

 12:27 09/11/2013

Hoàng Đế hỏi rằng: - Người mắc bệnh Vị quản ung, chẩn thế nào có thể biết được? [1]

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây