.

KHÚC TRÌ

 17:54 06/09/2015

KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).

.

KHÚC TRẠCH

 16:58 05/09/2015

KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.

.

KHỔNG TỐI

 18:20 31/08/2015

KHỔNG TỐI ( Kongzùi - Krong Tsoe). Huyệt thứ 6 thuộc Phế kinh ( L 6). Tên gọi: Khổng ( có nghĩa là lỗ trống không hoặc lối đi); Tối ( có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất). Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh sốt không có mồ hôi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ tập, châm vào huyệt này có tác dụng tuyên thông Phế khí rất hay, nó có thể giúp phế xua tan tà khí và kiểm soát được việc đóng và mở các lỗ chân lông. Do đó mới có tên là Khổng tối ( đường lối quan trọng nơi tụ tập).

.

HIỆP BẠCH

 21:56 12/10/2014

HIỆP BẠCH ( Xiá Bái - Sie Po). Huyệt thứ 4 thuộc Phế kinh ( L 4). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nén, bóp, ấn, bấm); Bạch ( có nghĩa là trắng. Trắng tượng trưng cho Phế kim. Hiệp bạch vào thời xưa khi định vị trí của huyệt này, người ta thường dùng mực đen bôi cả vào hai đầu vú, rồi ấn tay vào vú, nhờ đó đánh dấu vị trí của huyệt lên trên mặt giữa của cánh tay. Huyệt này nằm ở bờ trong cánh tay trên, dọc theo hai bên phế, Theo ngũ hành Phế sắc trắng, vị trí của huyệt ở hai bên nó, huyệt theo thuyết ngũ hành, ngũ sắc mà có tên Hiệp bạch ( ấn trắng).

.

HẠ LIÊU

 17:01 10/10/2014

HẠ LIÊU ( Xià Liao - Sia Tsiao). Huyệt thứ 34 thuộc Bàng quang kinh (B 34). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, ở phía dưới); Liêu ( có nghĩa là kẻ nứt, lỗ trống không trong xương). Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt. Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái dương mạch. Huyệt ở trong lỗ cuối cùng, lỗ thứ tư của xương cùng nên gọi là Hạ liêu hay Tứ liêu.

.

ĐỐC DU

 19:09 01/10/2014

ĐỐC DU ( Dù shù - Tou Chou). Huyệt thứ 16 thuộc Bàng quang kinh ( B 16). Tên gọi: Đốc ( có nghĩa là đốc suất, thống lĩnh); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi kinh khí ra vào). Đốc nói đến Đốc mạch, mạch thống trị các kinh dương, các thầy thuốc ngày xưa cho rằng khí của Đốc mạch rót vào cơ thể qua huyệt này. Do đó có tên là Đốc du ( huyệt thống trị).

.

ĐẠI TRỮ

 19:32 24/09/2014

ĐẠI TRỮ ( Dàzhù - Ta Tchou). Huyệt thứ 11 thuộc Bàng quang kinh ( B 11). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Trữ ( có nghĩa là cửa chớp). Nói đến đốt sống ngực đầu tiên mà vào thời kỳ xưa theo giải phẫu được gọi là Trữ cốt ( xương cửa chớp). Huyệt này nằm ở cuối phía bên xương cửa chớp. Do đó mà có tên là Đại trữ ( Cửa chớp lớn).

.

ĐẠI TRƯỜNG DU

 19:10 24/09/2014

ĐẠI TRƯỜNG DU ( Dàchángshu - Ta Tchrang Chou). Huyệt thứ 25 thuộc Bàng quang kinh ( B 25). Tên gọi: Đại trường ( theo nghĩa giải phẫu có nghĩa là ruột già); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt là nơi khí của Đại trường di chuyển và rót về, là du huyệt quan trọng chủ trị bệnh tật của Đại trường.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây