18:39 29/02/2016
TAM GIAN ( SànJiàn - San Tsienn). Huyệt thứ 3 thuộc Đại trường kinh ( LI 3). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Gian ( có nghĩa là khe, ý nói khe hở). Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay- mu tay ở bờ ngoài ngón trỏ, ngang chỗ tiếp nối với thân và đầu dưới xương bàn tay thư hai, nơi chỗ hỏm. Theo thứ tự là huyệt thứ ba thuộc kinh Dương minh Đại trường nên có tên là Tam gian.
11:48 12/12/2015
ÔN LƯU ( Wèn lìu - Oenn Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Đại trường kinh ( LI 7). Tên gọi: Ôn ( có nghĩa là ấm, chỉ Dương); Lưu ( có nghĩa là lưu thông, chảy vào). Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua tan hàn khí, nên có tên Ôn lưu ( làm ấm kinh)
11:57 10/12/2015
NỘI QUAN ( Nèi Guàn - Nei Koann). Huyệt thứ 6 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 6). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là bên trong trái nghĩa với bên ngoài); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí ra vào, cho nên gọi là Nội quan ( trái với Ngoại quan).
18:50 30/11/2015
NGƯ TẾ ( YúJì - Iu Tsi). Huyệt thứ 10 thuộc Phế kinh ( L 10). Tên gọi: Ngư ( có nghĩa là cá); Tế ( có nghĩa là lề, bờ). Huyệt này nằm ở chỗ gặp nhau của da trắng và da đỏ, Huyệt nằm ở điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1, sự nhô lên của bắp thịt ở đây ( bờ ngoài cơ dạng ngắn ngón tay cái) tương tự với chỗ tiếp giáp cả da gan tay và da mu tay ở nơi bụng con cá, Do đó mà có tên là Ngư tế.
18:00 28/11/2015
NGOẠI QUAN ( Wàiguàn - Oaé Koann). Huyệt thứ 5 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 5). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt ngoài cẳng tay); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương. Từ đó, một nhánh kết hợp với Thủ Quyết âm Tâm bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng đối diện một một cửa ải bên trong ( Nội quan). Do đó mà có tên Ngoại quan,
16:41 21/09/2015
LINH ĐẠO ( Lìng dào - L ìng Tao). Huyệt thứ 4 thuộc Tâm kinh (H 4). Tên gọi: Linh ( có nghĩa là nói đến tinh thần, linh hồn hoặc tâm trí); Đạo ( có nghĩa là đường mòn hay lối đi). Huyệt Linh đạo là huyệt Kinh thuộc Kim của Thủ Thiếu âm, được so sánh với con đường dẫn tới Tâm, mà đến lượt nó được xem như chi phối tới tâm trí, nó có dấu hiệu ở các bệnh tinh thần và rối loạn ở tim. Do đó mà có tên là Linh đạo ( đường lối tinh thần).
16:11 21/09/2015
LIỆT KHUYẾT ( Lié què - Lié Tsue). Huyệt thứ 7 thuộc Phế kinh ( L 7). Tên gọi: Liệt ( có nghĩa là tình trạng phân kỳ hay tách ra); Khuyết ( có nghĩa là thiếu đi, chỗ hõm hay khe hổng). Huyệt này ở trên cổ tay nơi mỏm xương quay hình trâm, nơi có lỗ hõm nó được xem như là lỗ hổng khuyết của tay và huyệt này lại là biệt lạc của kinh Thủ Thái âm Phế, từ nơi đó có một nhánh tách ra nối với kinh Thủ Dương minh Đại trường. Do đó mà có tên là Liệt khuyết.
11:45 17/09/2015
LAO CUNG ( Láo Gòng - Lao Kong). Huyệt thứ 8 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 8). Tên gọi: Lao ( có nghĩa là nổ lực, lao động); Cung ( có nghĩa là cung điện). Bàn tay con người là cơ quan lao động. Huyệt ở giữa trung tâm lòng bàn tay thuộc Thủ Quyết âm Tâm bào. Tâm bào lạc là cung điện của Tâm, cho nên gọi là Lao cung.
18:04 11/09/2015
KIÊN TRINH ( Jiànzhèn - Tsienn Tchenn). Huyệt thứ 9 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 9). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Kiên ( có nghĩa là bình thường hay trái nghĩa với bất bình thường). Huyệt có dấu hiệu ở vai đau và nâng cánh tay khó khăn. Nó có thể đẩy mạnh sự kháng cự của cơ thể để xua tan yếu tố gây bệnh bên ngoài, đẩy mạnh hoạt động chức năng của khớp vai phục hồi nó trở lại bình thường, nên có tên là Kiên trinh ( phục hồi bình thường vai).
17:54 06/09/2015
KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).