XUYÊN TÂM LIÊN

Thứ bảy - 21/05/2016 22:06

.

.
XUYÊN TÂM LIÊN (Herba Andrographis paniculatae) Còn gọi là cây Công cộng, Nhất kiến hỷ, Lãm hạch liên, Khổ đởm thảo ( Roides amers, Green chireta). Dùng toàn cây hoặc lá phơi khô của cây Xuyên tâm liên ( Andrographis paniculata (Burm.f) Ness, bộ phận dùng trên mặt đất. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.

Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Vị đắng tính hàn, không độc. Qui kinh Phế, Vị, Tâm, Đại tràng, Tiểu tràng.

Thành phần chủ yếu:

Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, Xuyên tâm liên có một chất glucozit đắng tên là Andrographiolit (Ind J. Pharm 11.1949:77-78), chất Neo - Andro - Graphiolit (Nature Gr. Br. 1952,169:33 - 34). Tài liệu Trung Quốc phát hiện ở cây Xuyên tâm liên bộ phận trên đất có 4 loại Xuyên tâm liên tố A, B, C, D.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền: thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp cầm lỵ, chủ trị các chứng: ôn bệnh sơ khởi, phế nhiệt ho suyễn, đau họng ung nhọt, rắn cắn, tiêu chảy, kiết lỵ, nhiệt lâm, thấp chẩn.
 

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại phát hiện:

1.Tác dụng chống viêm trên lâm sàng rõ rệt nhưng trên thực nghiệm tác dụng kháng khuẩn không rõ rệt. Các tác giả nhận định chống viêm có thể do thuốc làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

2.Bốn loại Xuyên tâm liên tố đều có tác dụng kháng viêm và hạ nhiệt. Tính kháng viêm tác động thông qua tuyến thượng thận.

3.Xuyên tâm liên tố A, B, C, D trên thực nghiệm đều có tác dụng làm teo tuyến ức chuột nhắt và tác dụng tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận

4.Thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột nhắt bị rắn độc cắn gây suy hô hấp. Thuốc có tác dụng làm sẩy thai ở chuột nhắt và thỏ.

5.Có tác dụng lợi mật ở chuột lớn.

Ứng dụng lâm sàng:

  1. Thuốc được dùng rộng rãi chữa các bệnh viêm nhiễm bao gồm nhiễm khuẩn hô hấp ( viêm mũi, viêm xoang mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm amidale, viêm phế quản, viêm phổi .), nhiễm khuẩn tiêu hóa (viêm ruột cấp, kiết lỵ), viêm tiết niệu ( viêm niệu đạo, viêm thận bể thận), viêm da, mụn nhọt và những bệnh xoắn trùng. Điều trị viêm mũi và viêm xoang mũi mạn tính 242 ca, tỷ lệ có kết quả 81% (Tân y học 1984,9:481). Trị viêm phổi và viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm phế quản, cúm, lỵ cấp. Tất cả 454 ca, tỷ lệ có kết quả là 89,4% (Thông tin Trung thảo dược 1978,8:32).
  2. Thuốc trị viêm gan, viêm ruột, thương hàn, lao phổi, viêm tai giữa, viêm phần phụ, viêm tắc tĩnh mạch. (Thông tin Trung thảo dược 1978,10:27).
  3. Dùng làm thuốc bổ phụ nữ sau đẻ xong bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắc.
  4. Nước sắc xuyên tâm liên có thể Hoàng liên.
  5. Về mặt Đông y dùng Xuyên tâm liên chữa các bệnh: giai đọan đầu bệnh sốt kết hợp với Kim ngân hoa, Cúc hoa, Ngưu bàng tử. Trị ho do phế nhiệt kết hợp với Ngư tinh thảo, Cát cánh, Mạch môn, Bách bộ). Nếu là mụn nhọt ngoài da dùng thuốc tươi giã nát đắp ngoài. Dùng chữa chứng thấp nhiệt tả lỵ có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với Rau sam, Kim ngân hoa., nếu thấp nhiệt bàng quang kết hợp với các thuốc Đăng tâm, Xa tiền tử, Bạch mao căn, viêm gan kết hợp với Nhân trần, Chi tử.

Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều thường dùng: 12 - 40g.
  • Chú ý: thuốc còn có tên Nhất kiến hỷ, Lam hạch tiên. Trên lâm sàng có báo cáo Xuyên tâm liên có gây phản ứng dị ứng choáng ( Tân y học 1972,11:53)

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.

 Từ khóa: gọi là, bộ phận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây