TIỂU HỒI

Chủ nhật - 13/12/2015 16:35

.

.
TIỂU HỔI (Fructus Foeniculi vulgris) Tiểu hồi còn gọi là Tiểu hồi hương dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo là quả chín phơi hay sấy khô của cây Hồi hương có tên thực vật là Foeniculum vulgare Mill. Cây được trồng nhiều ở vùng Sơn Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, Nội Mông Trung Quốc. Nước ta chưa có, còn phải nhập hoặc dùng Đại hồi thay thế. Còn có tên là Cốc Hồi hương. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.

Tính vị qui kinh:

Tiểu hồi tính vị cay ôn, qui kinh Can Thận Tỳ Vị.

Theo các sách cổ:

  • Sách Dược tính bản thảo: đắng cay.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc Thái âm, Dương minh, Thái dương, Thiếu âm.

Thành phần chủ yếu:

Dầu Hồi hương thành phần chủ yếu có anethol, fenchone, a-pinene, camphène, dipentene, a-phallandrene, anise aldehyde, anisic acid, estragole, cis-anethole, p-cymene, petroselinic acid, stigmasterol, 7-hydroxycoumarin.

Tác dụng dược lý:

Tiểu hồi có tác dụng tán hàn, ấm can, ôn thận chỉ thống, lý khí khai vị.

Chủ trị các chứng: hàn sán phúc thống, cao hoàn thiên trụy (sa tinh hoàn) thận hư yêu thống, bụng sườn đau, nôn, ăn ít.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản thảo hội ngôn: " Hồi hương là thuốc ôn trung khoái khí. Phương long Đàm viết: thuốc này cay thơm phát tán, ngọt bình hòa vị, nên thiện chủ các chứng khí như tâm phúc lãnh khí, bạo đông tâm khí, ẩu nghịch vị khí, yêu thận hư khí, hàn thấp cước khí, tiểu phúc huyền khí, bàng quang thủy khí, âm hàn thấp khí, âm tử lãnh khí, âm thủng thủy khí, âm trướng đới khí. Thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, hành khí".
  • Sách Bản thảo thuật, quyển 15: " Hồi hương trị sán khí thời kỳ đầu là thích hợp.".
  • Sách Bản thảo kinh tục sơ: " Bệnh sán khí không chỉ có một, có hàn sán, đồi sán, hàn sán hàn thẳng, đồi sán khí thắng. Hàn sán bệnh tại bụng dưới, đồi sán bệnh tại cao hoàn, thận lao đồi sán, cho nên có thể cho rằng loại sán khí này không phải do hàn mà do bụng đau gây nên".



 

B.Kết quả nghiên cứu theo dược lý hiện đại:

  1. Dầu Hồi hương có tác dụng tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch của dạ dày và ruột, kích thích trung tiện lúc đầy bụng. Thuốc làm giảm co thắt ruột, nhờ vậy mà giảm đau bụng.
  2. Thuốc có tác dụng hạn chế hiệu quả chống lao của Streptomycine trên súc vật thí nghiệm (chủ yếu là thành phần anethole).
  3. Fenchone là dị thể (Isomer) của camphor cho nên cũng như Bạc hà có tác dụng kích thích tại chỗ.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị sán khí (hermia - sa ruôt): dùng các bài sau:

  • Lệ hương tán: Tiểu hồi, Lệ chi hạch (sao đen) lượng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi lần uống 4 - 6g với rượu ấm, hàn nhiều thì cho thêm Ngô thù.
  • Tiểu hồi 20%, Quất hạch 10%, Lệ chi hạch 10%, Ô dược, Đinh hương đều 50%, rễ Ý dĩ 50%, tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 3g, mỗi lần uống1/2 - 1 hoàn, ngày 3 lần.

2.Trị âm nang tích thủy (hydrocèle):

  • Tiểu hồ 10g, muối ăn 3g, sao tán bột mịn trộn đều, mỗi tối ăn với chả trứng vịt 2 cái trứng, uống với rượu gạo. Liệu trình 4 ngày, nghỉ  2 ngày lại tiếp tục liệu trình 2. Tổ nghiên cứu ký sinh trùng bệnh học tỉnh Phúc Kiến đã trị 64 ca âm nang tích thủy, khỏi 59 ca, tiến bộ 1 ca, không khỏi 4 ca (Báo Y học Trung cấp 1960,5:11).

3.Trị chứng bạch đới do hàn:

  • Tiểu hồi 10g, Can khương 6g, sắc với nước đường đỏ uống.

Liều lượng và chú ý lúc dùng:

  • Liều thường dùng: 3 - 8g tán bột làm hoàn hoặc sắc uống.
  • Thận trọng lúc dùng đối với chứng âm hư hỏa vượng.

 

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây