KIM NGÂN HOA

Thứ năm - 18/09/2014 16:15

.

.
KIM NGÂN HOA (Flos Lonicerae Japonicae) Thuốc có nhiều tên gọi như Ngân hoa, Kim ngân hoa, Nhẫn đông, Song hoa, Nhị hoa là hoa của cây Kim ngân (Lonicera Japonica Thumb) thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây Kim ngân cho các vị thuốc: Hoa Kim ngân (Flos Lonicerae) và cành lá Kim ngân (Caulis cumfolium Lonicerae) có tác dụng tương tự nhưng kém hơn. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.

Thuốc vị ngọt tính hàn, qui kinh phế vị tâm tỳ đại tràng.

Thành phần chủ yếu:

Có glucozit là lonixerin (theo các học giả Nhật) năm 1961, nhiều saponozit (Đỗ tất Lợi), trong Kim ngân hoa có inozit (hay inozitol) chừng 1%.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền: Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh thuốc có tác dụng:

1.Kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao ở người . cùng các loại nấm ngoài da, spirochete, virut cúm.

2.Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

3.Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.

4.Làm hạ cholesterol trong máu.

5.Tăng bài tiết dịch vị và mật.

6.Tác dụng thu liễm do có chất tanin.

7.Thuốc có tác dụng lợi tiểu.
 

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng ngoại cảm phong nhiệt: ( thời kỳ đầu của ôn bệnh) thường kết hợp với Kinh giới, Bạc hà, Liên kiều dùng bài Ngân kiều tán.

2.Trị mụn nhọt lở ngoài da: dùng uống trong và đắp ngoài. Thuốc uống kết hợp với Bồ công anh, Dã cúc hoa, Hoàng cầm . dùng bài Tiên phương hoạt mệnh ẩm, Tứ diệu dũng an thang.

3.Trị lî trực khuẩn: có thể dùng độc vị hoặc kết hợp dùng thêm Hoàng liên, Hoàng cầm, Bạch đầu ông.

Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều 12 - 40g, dùng tươi và đắp ngoài lượng nhiều hơn và tùy tình hình bệnh lý.
  • Trường hợp tỳ vị hư hàn dùng thận trọng, nếu dùng thuốc gây tiêu chảy có thể bớt liều.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây