KHOẢN ĐÔNG HOA

Thứ tư - 17/09/2014 16:08

.

.
KHOẢN ĐÔNG HOA (Flos Tussilagi Farfarae) Khoản đông hoa dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là hoa phơi hay sấy khô của cây Khoản đông, có tên thực vật là Tussilago farfra L. thuộc họa Cúc. Cây Khoản đông mọc ở các tỉnh Hà Nam, Cam Túc, Sơn Tây và Tứ Xuyên Trung Quốc. Nước ta chưa có cây này, còn nhập của Trung Quốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.

Vào tháng 12 mỗi năm hái hoa về rửa sạch phơi râm, để sống hoặc chích mật dùng.

Tính vị qui kinh:

Khoản đông hoa vị cay, tính ôn, qui kinh Phế.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản kinh: vị cay ôn.
  • Sách Danh y biệt lục: ngọt không độc.
  • Sách Y học khởi nguyên: cay đắng.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Tâm phế.

Thành phần chủ yếu:

Faradiol, rutin, hyperin, triterpenoid, saponin, taraxanthin, tanin. Gần đây phát hiện 1 loại ancaloid.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Khoản đông hoa có tác dụng nhuận phế giáng khí, chỉ khái hóa đàm.

Chủ trị chứng: ho do phế hàn, phế nhiệt, phế hư lao.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: " chủ khái nghịch thương khí, suyễn, hầu tý, các chứng kinh giản, hàn nhiệt tà khí".
  • Sách Bản kinh phùng nguyên: " nhuận phế tiêu đàm, chỉ thấu định suyễn".
  • Sách Bản kinh sơ chứng: " Thiên kim- Ngoại đài: phàm trị khái nghịch, ho lâu ngày thì trong 10 bài đã có 9 bài Tử uyển và Khoản đông hoa cùng dùng. Phàm chứng ho ra mủ máu, mất tiếng và chứng phong hàn thủy khí thịnh phần lớn không dùng Khoản đông hoa mà dùng Tử uyển. Khoản đông dùng nhiều trong các bài thuốc ôn, thuốc bổ".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  1. Thuốc sắc làm tăng tiết đường hô hấp, làm giảm ho rõ. Còn có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, hưng phấn hô hấp. Thuốc có tác dụng hạ cơn suyễn trên súc vật thí nghiệm. Trên mô hình cô lập súc vật thí nghiệm, liều nhỏ thuốc truyền dịch gây giãn phế quản, liều lớn ngược lại gây co thắt phế quản.
  2. Thuốc gây co thắt mạch, làm tăng huyết áp, gây tăng áp do hưng phấn trung khu vận mạch.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị hen suyễn: dùng rượu thuốc, mỗi lần uống 5ml (tương đương 6g thuốc sống) ngày 3 lần. Theo dõi 36 ca có kết quả nhưng cơn nặng không kết quả (Đặng trường Vinh, Thượng hải, Trung y dược 1964,10:12).

2.Trị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, lao phổi, âm hư ho khan:

  • Dùng lượng vừa đủ thuốc, cho vào điếu hút.
  • Bách hoa hoàn: Khoản đông hoa, Bách hợp đều 120g tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần 10g, ngày 3 lần.

Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều 5 - 10g.
  • Chích Đông hoa dùng nhuận phế tốt.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây