THIÊN 64 : TỨ THỜI THÍCH NGHỊCH TÙNG LUẬN

Thứ bảy - 09/11/2013 12:45

Hoàng đế nội kinh tố vấn

Hoàng đế nội kinh tố vấn
Quyết âm hữu dư, thời mắc bệnh Aâm tý, bất túc, thời mắc bệnh Nhiệt tý, Hoạt, thời mắc bệnh Hồ sán phong; sắc, thời mắc bệnh Thiếu phúc tích khí [1] .
Thiếu âm hữu dư, mắc bệnh Tý, và ẩn chuẩn (mọc nóát như sởi); bất túc, mắc chứng Phế tý. Hoạt thời mắc bệnh Phế phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, và tiểu ra huyết [2].
3 Thái âm hữu dư, mắc bệnh Nhục tý và hàn trung, bất túc, thời mắc bệnh Tỳ tý. Hoạt thời mắc bệnh Tý, Phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, Tâm phúc bị [3].
4) Dương minh hữu dư, mắc bệnh mạch tý, mình thường nóng. Bất túc, mắc bệnh Tâm tý, hoạt thời mắc bệnh Tâm phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, thỉnh thoảng hay kinh [4].
5) Thái dương hữu dư, mắc bệnh cốt tý, mình nặng, bất túc, mắc bệnh thận tý, hoạt thời mắc bệnh Thận phong sán, sắc thời mắc bệnh tích, thỉnh thoảng phát chứng điên [5].
6) Thiếu dương hữu dư, ắc bệnh Cân tý, hiếp mãn, bất túc, mắc bệnh Cân tý. Hoạt, thời mắc bệnh Can phong sán, sắc thời bệnh tích, thỉnh thoảng gân rút, và đau mắt [6].
Aáy cho nên: khí mùa Xuân ở Kinh mạch, khí mùa Hạ ở Tôn lạc, khí mùa Trường hạ ở Cơ nhục, khí mùa Thu ở Bì phu, khí mùa Đông ở trong Cốt tủy [7].
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết nguyên nhân ra làm sao? [8]
 Mùa Xuân, là thời kỳ khí trời mới mở ra, khí đất mới phát tiết, váng mỡ, giá tan, thủy lưu hành, kinh thông lợi. Cho nên khi người ở trong mạch. Mùa Hạ, kinh đầy, khí ràn, vào Tôn lạc để tiếp nhận lấy huyết, bì phu do đó được đầy dặc, mùa Trường hạ kinh lạc đều thịnh, do bên trong tiết vào cơ nhục, mùa Thu, khí trời mới thâu lễm, tấy lý vít lấp, bì phu khô dẳng, mùa Đông che giấp huyết khí ở bên trong, bám liền vào cốt tủy, để lại giao thông với 5 Tàng [9].
Vậy nên, tà khí thường theo khí huyết của con người ở bốn mùa để thừa cơ vào “Khách”. Nhưng đến sự biến hóa thời thật khó mà đo lường. Dù sao cũng phải thuận theo ở Kinh khí để dùng phép thích, nếu tích trừ được tà khí, thời loạn khí sẽ không sinh ra được.
 Hoàng Đế hỏi:
Thích trái với bốn mùa, mà sinh loạn khí, bệnh trạng như thế nào? [11]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mùa Xuân mà thích ở Lạc mạch (xuân khí ở Kinh mạch, mà thích Lạc mạch, là trái), huyết khí sẽ ràn ra ngoài, khiến người thiểu khí, mùa xuân mà thích ở cơ nhhục, huyết khi sẽ vòng đi ngược, khiến người thượng khí, mùa xuân, mùa Xuân mà thích ở Cân cốt, huyết khí sẽ bám vào trong, khiến người phúc trướng [12].
 Mùa Hạ mà thích ở Kinh mạch (mùa Hạ huyết khí đã ra ngoài Tôn lạc), huyết khí sẽ bị kiệt, khiến người rã rời, mùa Hạ mà thích ở Cơ nhục, huyết khí sẽ lộn vào trong, khiến người hay khủng, mùa Hạ mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ nghịch lên, khiến người hay nóä [13].
 Mùa thu mà thích ở Kinh mạch, huyết khí sẽ ngược lên, khiến người hay quên, mùa Thu thích ở Lạc mạch, khiến khí không dẫn được ra bên ngoài, khiến người nằm không muốn cựa, mùa Thu mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ tan rã ở bên trong, khiến người rét run [14].
 Mùa Đông mà thích ở Kinh mạch, huyết khí sẽ đều thoát, khiến người mắt trông không tỏ, mùa Đông mà thích ở Lạc mạch khí bên trong sẽ tiết ra bên ngoài, lưu thành chứng đại tý, mùa Đông mà thích ở cơ nhục, dương khí sẽ kiệt tuyệt, khiến người hay quên [15].
 Phàm sự thích về bốn mùa đó, đều gây nên bệnh lớn, không thể theo [16].
 Vậy về phép thích, không biết kinh mạch của bốn mùa, bệnh sẽ sinh ra, nếp lấy thuận làm nghịch, chính khí sẽ loạn ở bên trong, tà khí và tinh khí sẽ cùng xung đột nhau. Vậy, tất phải xét rõ chín hậu, khiến cho chính khí không loạn, thời tinh khí mới không nghịch chuyển mà gây nên bệnh loạn [17].
Hoàng Đế nói:
Thích vào năm Tàng, nếu trúng Tâm, thời một ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng “ợ” trúng Can thời năm ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng muốn nói luôn miệng, trúng Phế thời ba ngày sẽ chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng ho, trúng Thận sáu ngày chết, khi mới phát, sẽ là chứng hắt hơi và vươn vai trúng Tỳ, mười ngày chết, khi mới phát sẽ là chứng thốn (nuốt nước miếng). Thích làm thương đến năm Tàng, tất phải chết, mà các bệnh lúc mới phát ra đều theo tính các bả tàng. Nhân đó có thể biết được là bao giờ chết [18].

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây