THIÊN 30 : QUYẾT KHÍ

Thứ bảy - 16/11/2013 14:48

THIÊN 30 : QUYẾT KHÍ

Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe con người có tinh, có khí, có tân, có dịch, có huyết, có mạch, ý của ta cho là tất cả những khí ấy chỉ là một mà thôi, nay nó lại được phân biệt ra thành 6 tên khác nhau, Ta không hiểu vì lý do nào lại như vậy ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Hai thần cùng đánh nhau rồi hợp lại để thành hình, thường sinh ra trước thân thể của chúng ta, gọi đó như tinh"[2].

"Thế nào là khí ?"[3].

Kỳ Bá đáp : "Khí ở Thượng tiêu khai phát ra nhằm tuyên tán khí của ngũ cốc và Vị, làm ấm bì phu, làm sung mãn cho thân thể, làm trơn nhuận cho lông mao, nó ví như là những làn khí của mù và móc đã tưới thắm khắp nơi, đó gọi là khí"[4].

"Thế nào gọi là tân ?"[5].

Kỳ Bá đáp : "Khi nào tấu lý phát tiết ra, làm mồ hôi chảy ra ướt đằm, gọi đó là tân"[6].

"Thế nào là dịch"[7].

Kỳ Bá đáp : "Khí ngũ cốc nhập vào (Vị) thì (hậu thiên khí) sẽ tràn đầy, chất trấp sẽ làm nhuận trơn và rót vào cốc, cốt thuộc vai trò co duỗi, tiết ra và làm nhuận trơn, bổ ích não tủy, bì phu được nhuận trơn, đó gọi là dịch"[8].

"Thế nào là huyết ?"[9].

Kỳ Bá đáp : "Trung tiêu nhận lấy khí, lấy chất trấp, biến hóa để thành màu đỏ, đó là huyết"[10].

"Thế nào là mạch ?"[11].

Kỳ Bá đáp : "Cái đề phòng cho doanh khí, khiến cho nó không chạy tránh ra nơi khác, gọi là mạch"[12].

Hoàng Đế hỏi : "Làm thế nào để biết được sự hữu dư hoặc bất túc của lục khí, biết được sự nhiều ít của khí, biết được sự hư thực của não tủy, sự thanh trọc của huyết mạch ?"[13].

Kỳ Bá đáp : "Tinh bị thoát thì tai điếc[14]. Khí bị thoát thì mắt không còn sáng[15]. Tân bị thoát thì tấu lý khai, mồ hôi ra quá nhiều[16]. tinh dịch bị thoát thì cốt sẽ khó khăn trong việc co duỗi, sắc bị yểu[17]. Não tủy bị tiêu hao, cẳng chân bị đau buốt, tai bị ù[18]. Huyết bị thoát thì sắc diện sẽ trắng sẽ không còn nhuận trạch, mạch bị không hư [19]. Tất cả là những bộc lộ của các điều kể trên"[20].

Hoàng Đế hỏi : "Vấn đề qúy và tiện trong lục khí như thế nào ?"[21].

Kỳ Bá đáp : "Lục khí đều có những bộ vị làm chủ, sự qúy tiện, thiện ác phải đúng thời của nó, tuy nhiên, ngũ cốc vẫn hóa khí trong Vị và Vị đóng vai biển lớn"[22].

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây