LÁ LỐT

Chủ nhật - 15/12/2013 19:52

LÁ LỐT

LÁ LỐT Tên khoa học: PIPER LOLOT C. DC. Họ: PIPERACEAE Tên khác: tất bát, phjăc pat, bâư pát (Tày).
MÔ TẢ: Cây cỏ, mọc bò, sống dai. Thân phồng lên ở các mấu, có lông nhỏ, cao 30- 40cm. Lá mọc so le, hình tim, mép uốn lượn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn ở các gân. Cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn tính mọc ở kẽ lá. Quả mọng, có một hạt.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10.
PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, ở rừng, ven bờ suối ở các tỉnh miền núi, trung du; còn có cả ở đồng bằng.
BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, có hoa càng tốt. Thu hái vào mùa hạ, thu. Phơi hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN
HÓA HỌC:
Cả cây chứa tinh dầu.
CÔNG DỤNG: Chống viêm. Chữa thấp khớp, đau xương, đau lưng, đau đầu, tê bại, ra mồ hôi, tiêu hoá kém, nôn, đầy hơi, đau bụng, ỉa chảy, đau răng, viêm mũi, phù. Còn chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: ngày 8-12g cây khô hoặc 20-30g cây tươi, dạng sắc. Chữa đau răng nhai ngậm.

 

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: www.vienduoclieu.org.vn

 Từ khóa: khoa học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây