ĐỊA THƯƠNG

Thứ hai - 29/09/2014 20:59

.

.
ĐỊA THƯƠNG ( Di càng). Huyệt thứ 4 thuộc Vị kinh ( S 4). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất, ở dưới, ở phần dưới của mặt, phần dưới gọi là địa); Thương ( có nghĩa là nơi cất giữ thóc lúa). Đất cung cấp cho con người nhiều loại thực phẩm khác nhau được xem như là thức ăn đưa qua miệng và chứa đựng trong dạ dày ví như một cái kho cho nên có tên là Địa thương ( kho chứa đồ từ đất).

ĐỊA THƯƠNG

( Huyệt Hội của kinh Dương minh ở chân với kinh Dương minh ở tay và mạch Dương kiểu)

Vị trí: - Ở cách mép 0,4 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Kẻ đường ngang qua 2 mép, huyệt ở điểm đường này gặp rãnh mũi mép ( bảo người bệnh cười cho hiện rõ rãnh mũi - mép mà lấy huyệt)

Giải phẫu: Dưới da là chỗ đan chéo thớ của các cơ vòng môi, cơ gò má lớn, cơ cười, cơ tam giác môi, vào sâu có cơ mút và cơ nanh. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh não số V.

Tác dụng:
     -Tại chỗ: Liệt mặt, đau dây thần kinh sinh ba (dây TK số V), chảy rãi,chốc mép.

Cách châm cứu: Chữa liệt mặt thì châm luồn kim dưới da hướng mũi kim về huyệt Giáp xa, sâu 0,7- 1 tấc. Chữa các bệnh khác châm thẳng, sâu 0,2-0,3 tấc.Cứu 10-20 phút.

Chú ý: Không cứu thành sẹo.

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây