ĐẦU KHIẾU ÂM

Thứ sáu - 26/09/2014 08:33

.

.
ĐẦU KHIẾU ÂM ( Tóuqiàoyin - Tsiao Inn de tête). Huyệt 11 thuộc Đởm kinh ( G11). Tên gọi: Khiếu ( có nghĩa là cái lỗ); Âm ( có nghĩa là phần nằm trong bóng tối, so với Dương bạch. Huyệt ở sau tai, trên mặt âm của đầu. Để phân biệt với huyệt Khiếu âm ở chân nên gọi là Đầu khiếu âm.

ĐẦU KHIẾU ÂM

( Hội của kinh Thiếu dương ở tay, chân và kinh Thái dương ở chân)

Vị trí: - Ở trên huyệt Hoàn cốt (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở chỗ nối 2/3 trên với 1/3 dưới của đoạn nối huyệt Thiên xung với huyệt Hoàn cốt.

Giải phẫu: Dưới da là cơ tai sau, cơ chẩm, đường khớp xương thái dương-chẩm. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh chẩm lớn. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau đầu và gáy.

     - Theo kinh: Nhức tai, ù tai, điếc tai.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Khi cứu không được gây bỏng.

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây