206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần S

Thứ hai - 28/04/2014 19:55
.
.

Bài 76: SÀI HỒ GIA LONG CỐT MẪU LỆ THANG (SAI KO KA RYU KOTSU BO REI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                   4 - 5g  Bán hạ                       4g
 Phục linh               2 - 3g  Quế chi                 2 - 3g
 Đại táo               2 - 2,5g  Nhân sâm           2 - 2,5g
 Long cốt             2 - 2,5g  Mẫu lệ                2 - 2,5g
 Sinh khương         2 - 3g  Đại hoàng                  1g
 Hoàng cầm             2,5g  Cam thảo                   2g

(Hoàng cầm và Cam thảo không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Sắc với 500ml nước, lấy 300ml bỏ bã, đun lại còn 200ml, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn ấm.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng đi liền với tǎng huyết áp (tim đập mạnh, bồn chồn, mất ngủ), các chứng về thần kinh, các chứng thần kinh thời kỳ mãn kinh, trẻ em khóc đêm kèm theo tình trạng tinh thần bất an, tim đập nhanh, mất ngủ, v.v...

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận.

(1): Thuốc dùng cho những người có triệu chứng ở bụng giống với những triệu chứng trong bài Tiểu sài hồ thang, ngoài ra, vùng hoành cách đầy tức khó chịu, có cảm giác bụng trên bị đầy, phần bụng và đặc biệt là vùng xung quanh rốn có tiếng đập máy động. Về bệnh trạng thì đó là thần kinh quá mẫn cảm, hưng phấn, tim đập mạnh, tức thở, mất ngủ và nhiều khi gây ra tình trạng rối loạn tinh thần.

(2): Bài thuốc này được ứng dụng trong các bệnh về nhiệt lao phổi, viêm màng phổi, viêm phúc mạc, các bệnh thần kinh, huyết đạo, mất ngủ, các bệnh tinh thần, động kinh, tǎng huyết áp, tim đập mạnh bột phát, cước khí, các chứng bệnh về van tim, suy tim, hẹp van tim, nhồi máu cơ tim, v.v...

     + Theo các tài liệu tham khảo: Đây là thuốc cải thiện thể chất hư nhược, có hiệu nghiệm với những người thể chất gầy yếu hơn ở bài Sài hồ Quế chi thang, người kém ǎn, từ vùng thượng vị đến ngực bị đầy tức khó chịu, đau, bị chứng máu dồn lên mặt, miệng và lưỡi khô, lượng tiểu tiện ít, đổ mồ hôi đều hoặc ra mồ hôi trộm, bụng có những tiếng đập máy động, người lúc nóng lúc lạnh, các chứng thần kinh. Ngoài việc ứng dụng trị các chứng của thời kỳ mãn kinh, bài thuốc này còn được ứng dụng để chữa cảm mạo, viêm túi mật, dạ dày quá nhiều toan, loét dạ dày, chứng mày đay, xuyễn, tràng nhạc, viêm màng phổi, viêm thận cấp tính, hư thận, v.v...

Thuốc có hiệu nghiệm đối với những người khó ngủ, mơ màng liên miên và hoảng hốt trong giấc mơ. Thuốc còn được dùng cho những người bị lao phổi, tim đập mạnh, tức thở, xuyễn, trong đờm có lẫn máu. Thuốc không dùng trong trường hợp ho ra nhiều máu. Điều đáng chú ý ở đây là vị Qua lâu cǎn trong bài thuốc này, Qua lâu cǎn là rễ củ của Hoàng Ô qua, nhưng đôi khi người ta bán Thổ qua cǎn mà bảo là Qua lâu cǎn. Thổ qua cǎn có vị hơi đắng, nếu cho vào bài thuốc này sẽ khiến cho buồn nôn lợm giọng và nôn mửa.

 

Bài 77: SÀI HỒ QUẾ CHI CAN KHƯƠNG THANG (SAI KO KEI SHI KAN KYO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                    5g  Quế chi                  3g
 Qua lâu cǎn       3 - 4g  Hoàng cầm             3g
 Mẫu lệ                   3g  Can khương           2g
 Cam thảo               2g  

(không dùng Sinh khương)

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng cho người có thể lực yếu, bị lạnh, thiếu máu, các chứng thuộc huyết đạo, mất ngủ ở người thần kinh quá mẫn.
 

Bài 78: SÀI HỒ QUẾ CHI THANG (SAI KO KEI SHI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                     5g  Bán hạ                    4g
 Quế chi              2 - 3g  Thược dược       2 - 3g
 Hoàng cầm              2g  Nhân sâm                2g
 Đại táo                    2g  Cam thảo         1,5 - 2g
 Can sinh khương     1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị viêm dạ dày ruột phần nhiều là kèm theo đau bụng, trị các chứng của giai đoạn sau của cảm mạo, phong tàỡ có rét nhẹ, đau đầu, buồn nôn, v.v...

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận, sách Kim quỹ yếu lược và các tài liệu tham khảo khác: Đây là bài kết hợp hai bài Tiểu sài hồ thang và Quế chi thang cho nên thuốc nhằm vào các biểu chứng và các triệu chứng của bài Tiểu sài hồ thang (bán biểu bán lý: nội tạng). Thuốc dùng trong trường hợp có cả triệu chứng của Tiểu sài hồ thang (nội tạng nhiệt, do đó miệng đắng không muốn ǎn uống, ngực sườn đầy tức khó chịu, lợm giọng, nôn mửa, v.v...) và các triệu chứng của bài Quế chi thang (đau đầu, sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, v.v...). Bài thuốc này không kết hợp nguyên phân lượng của cả hai bài, mà kết hợp 1/2 phân lượng của các vị chung của hai bài, tức là thêm vào Tiểu sài hồ thang một nửa phân lượng của các vị Quế chi và Thược dược.

Bài thuốc có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi: nhằm vào các chứng biểu nhiệt (thái dương chứng), đau đầu, nặng đầu, sốt, gai rét, đau các khớp trong người, mạch phù ở những người bị cảm cúm, viêm phổi, lao phổi, đau đầu, đau khớp, đau thần kinh liên sườn, v.v...; nhằm vào bệnh trạng cǎng thượng vị trong các trường hợp đau dạ dày, dạ dày quá thừa toan, chứng giảm toan, loét dạ dày, loét tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, viêm đại tràng cấp tính, viêm loét đại tràng, viêm tụy, sỏi mật, viêm gan, hoàng đản, sốt rét, rối loạn chức nǎng gan, viêm thận, viêm bể thận, v.v... Bài thuốc này còn được ứng dụng trị các bệnh về thần kinh như suy nhược thần kinh chức nǎng, suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay cáu gắt, hysteria, các chứng về huyết đạo, động kinh, bệnh não, v.v...

Thuốc dùng cho những người mắc cả hai chứng bệnh thái dương và thiếu dương, tà khí thấm làm khí huyết nhiệt hoặc những bệnh sinh ra do nhiệt của hai loại bệnh thái dương và thiếu dương giao nhau gây ra. Bài thuốc này dùng để giải các loại nhiệt đó.
 

Bài 79: SÀI HỒ THANH CAN THANG (SAI KO SEI KAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                      2g  Đương quy            1,5g
 Thược dược          1,5g  Xuyên khung          1,5g
 Địa hoàng              1,5g  Hoàng liên              1,5g
 Hoàng cầm            1,5g  Hoàng bá               1,5g
 Sơn chi tử             1,5g  Liên kiều                1,5g
 Cát cánh                1,5g  Ngưu bàng tử        1,5g
 Qua lâu cǎn           1,5g  Bạc hà diệp           1,5g
 Cam thảo               1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng cho các chứng thần kinh, viêm amiđan mạn tính, eczema ở những trẻ nhỏ có chiều hướng cứng.

- Giải thích:

     + Theo Nhất quán đường phương: Đây là bài kết hợp Tứ vật thang (trong Hòa tễ cục phương) và Hoàng liên giải độc thang (trong Vạn bệnh hồi xuân), tức là thêm vào Ôn thanh ẩm các vị Cát cánh, Bạc hà diệp, Ngưu bàng tử, Qua lâu cǎn.

Ôn thanh ẩm là bài thuốc duỡng để giải nhiệt ứ, làm nhuận huyết, làm cho gan hoạt động tốt. Cát cánh có tác dụng giải nhiệt ở đầu và mắt, họng, hoành cách, Ngưu bàng tử có tác dụng nhuận phổi, giải nhiệt, lợi họng, giải độc phát ban trên da, Qua lâu cǎn có tác dụng tạo ra tân dịch, làm hạ hỏa, nhuận táo (làm cho cơ thể khỏi khô háo), tiêu nước phù thũng, loại trừ mủ.

Cũng có những bài thuốc cùng tên nhưng khác vị sau:

Tên thuốc sống

Tên bài thuốc

Sài hồ Hoàng cầm Địa hoàng Hoàng liên Đương quy Mộu đơn bì Chi tử Xuyên khung Thǎng ma Cam thảo Nhân sâm Liên kiều Cát cánh
Sài hồ thanh can tán 3 3 3 2 2 2 2 2 1,5 1,5      
Sài hồ thanh can thang 4 3         3 3   1 3 2 2

Bài thuốc tán được ghi trong Thọ thế bảo nguyên, bài thuốc thang ở trong Ngoại khoa khu yếu.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Cơ sở chẩn liệu, Phân lượng các vị thuốc: Đây là bài thuốc dùng để cải tiến thể chất hư nhược dễ bị phù bạch mạch cổ, sưng amiđan và sùi vòm họng ở những đứa trẻ có thể chất dễ mắc các bệnh của tuyến. Thuốc này cũng có thể chuyển sang dùng cho những trẻ bị cam nặng và chứng thần kinh mà sinh ra chứng mất ngủ, khóc đêm, kém ǎn. Thuốc có thể ứng dụng để trị các chứng bệnh về tuyến, viêm bạch hạch rốn phổi, sùi vòm họng, phình to amiđan, tràng nhạc, bệnh da.

 

Bài 82: SÀI LINH THANG (SAI REI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                  4 - 7g  Bán hạ                 4 - 5g
 Sinh khương             4g  Hoàng cầm               3g
 Đại táo                 2 - 3g  Nhân sâm            2 - 3g
 Cam thảo                  2g  Trạch tả               5 - 6g
 Trư linh              3 - 4,5g  Phục linh           3 - 4,5g
 Truật                  3 - 4,5g  Quế chi                2 - 3g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị ỉa chảy, viêm dạ dày ruột cấp tính, trúng thử khí, phù thũng ở những người buồn nôn, không muốn ǎn uống, khô cổ, lượng tiểu tiện ít, v.v...

- Giải thích:

     + Xuất xứ ở sách Đắc hiệu phương: Đây là bài kết hợp Tiểu sài hồ thang với Ngũ linh tán, dùng để trị cho những người có những triệu chứng của hai bài thuốc kia. Ví dụ, bài thuốc này dùng cho những người do bị viêm thận mạn tính mà thỉnh thoảng bị buồn nôn, đau tê vai khiến thỉnh thoảng đau lưng, bụng nhìn chung hơi mềm, ở sườn bên phải như có vật gì cản. Cơ thẳng bụng bên phải từ ngay dưới xương sườn tới dưới rốn bị co thắt, vùng rốn bên phải bị đau dữ, cơ bụng bên trái co giật dữ ở phía trái rốn. Những bệnh nhân loại này định cho dùng Ngũ linh tán, nhưng do phần bụng trên đầy tức khó chịu cho nên đã cho dùng Sài linh thang là bài thuốc kết hợp giữa Tiểu sài hồ thang với Ngũ linh tán, và sau khoảng 4 tuần thì tình trạng toàn thân của bệnh nhân đã được cải thiện.

 

Bài 81: SÀI PHÁC THANG (SAI BOKU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                       4 - 7g  Bán hạ                   5 - 6g
 Sinh khương           3 - 4g  Hoàng cầm                3g
 Đại táo                     2 - 3g     Nhân sâm             2 - 3g
 Cam thảo                      2g  Phục linh                    5g
 Hậu phác                      3g  Tử tô diệp                  2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị hen xuyễn ở trẻ em, hen phế quản, viêm phế quản, ho, tâm thần bất an ở những người có cảm giác người bức bối khó chịu, có cảm giác như có dị vật ở họng và thực quản, đôi khi tim đập mạnh, chóng mặt, buồn nôn, v.v...

- Giải thích:

     + Theo Bản triều kinh nghiệm: Bài thuốc còn có tên là Tiểu sài hồ hợp bán hạ hậu phác thang), một trong 7 phép gia giảm được nêu ở cuối cuốn Thương hàn luận.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Mục tiêu điều trị của thuốc là các triệu chứng đầy tức ngực, khó chịu, bụng trên đầy chướng ở dạng nhẹ. Phần đông những người bệnh này thường hơi gầy, vị tràng không lấy gì làm khỏe. Thuốc có thể ứng dụng để trị các chứng thần kinh tim, hô hấp khó khǎn, v.v...
Thuốc dùng cho những đứa trẻ thần kinh mẫn cảm có nguy cơ bị ho gà bột phát, những người tinh thần bất an và có chiều hướng ǎn uống kém ngon, những đứa trẻ bị ho gà, những người hô hấp khó khǎn do cơn xuyễn gây ra.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Dùng để trị các chứng hen phế quản mà người ta nghĩ quá là phải chǎng bị suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh chức nǎng, bị đột phát.

Thuốc dùng để phòng sự đột phát của ho và hen phế quản bị nặng lên do cảm cúm.

 

Bài 75: SÀI HÃM THANG (SAI KAN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                       5 - 7g  Bán hạ                      5g
 Hoàng cầm                    3g  Đại táo                     3g
 Nhân sâm               2g - 3g  Cam thảo        1,5 - 2g
 Sinh khương            3 - 4g   Qua lâu                   3g
 Hoàng liên                  1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để chữa ho, đau ngực do ho.

- Giải thích:

     + Theo Bản triều kinh nghiệm: Bài thuốc này nổi tiếng vì là đặc hiệu đối với bệnh viêm màng phổi, người ta gọi là thuốc chữa đau ngực. Đây là bài kết hợp Tiểu sài hồ thang với Tiểu hãm hung thang, mục tiêu là dùng cho những người do trong ngực có nhiệt tà, trong dạ dày có thấp độc nên dẫn tới đau nhói ở vùng dạ dày và xương sườn, ho nôn ra đờm, ngực đau. Cách dùng không khác gì Tiểu sài hồ thang, còn Sài hãm thang dùng cho những người bị đau ngực.

     + Sách Phương hàm loại tụ ghi: "Đây là bài kết hợp giữa Tiểu sài hồ thang và Tiểu hãm hung thang, nếu vùng thượng tiêu thịnh nhiệt và ho ra đờm thì thêm Trúc nhự, hoặc thêm Trúc nhự và Miết giáp hoặc thêm Hạnh nhân và Mạch môn đông. Trị đau ngực dữ dội người ta dùng Đại hãm hung thang, song nhìn chung bài thuốc này cũng có thể được".

Thuốc dùng cho những người có chung triệu chứng của Tiểu sài hồ thang và triệu chứng của Tiểu hãm hung thang. Gia đình lương y Sada thường cho những người bị viêm màng phổi dùng Sài hãm thang.

Do tà khí hư, cho nên những thức ǎn thức uống ứ lại ở bụng trên, ở vùng thượng vị, như vậy thì dần dần nhiệt tà trong ngực kết hợp với nước ứ ở bụng trên mà sinh bệnh. Nếu muốn dùng trong giai đoạn đầu của bệnh bạch hầu (mã tỳ phong) thì thêm Trúc nhự, thuốc có thể dùng để trị đau ngực khi bị ho ra đờm.

 

Bài 80: SÀI THƯỢC LỤC QUÂN TỬ THANG (SAI SHAKU RIK KUN SHI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm                   4g  Truật                   4g
 Phục linh                    4g  Bán hạ                4g
 Trần bì                       2g  Đại táo                2g
 Cam thảo                   1g  Sinh khương       1g
 Sài hồ                   3 - 4g  Thược dược       3g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày, đờ dạ dày, sa dạ dày, tiêu hóa kém, không muốn ǎn uống, đau dạ dày, nôn mửa ở những người vị tràng yếu, phần bụng trên bị đầy tức, ǎn uống không ngon miệng, thiếu máu và có chiều hướng bị chứng lạnh.

- Giải thích:

     + Theo sách Bản triều kinh nghiệm: Đây là bài Lục quân tử thang có thêm Sài hồ và Thược dược, dùng trong những trường hợp có thể sử dụng Lục quân tử thang, vùng bụng giáp xương sườn có cảm giác đầy, nặng khó chịu, thần kinh dễ bị kích thích.

     + Các tài liệu tham khảo khác như Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng, Giải thích các bài thuốc đều nhận định rằng: Bài thuốc này được dùng trị các triệu chứng giống như trong bài Lục quân tử thang, thêm vào đó, bụng có cảm giác đầy khó chịu, cơ thẳng bụng bị co thắt, v.v... Về hư thực thì tình trạng ở đây hư hơn trong bài Tiểu sài hồ thang, thuốc nên dùng trong trường hợp bị ứ nước trong dạ dày.

 

Bài 123: SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN (JIN REI BYAKU JUTSU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm                  3g  Sơn dược          1,5 - 3g
 Truật                    3 - 4g  Phục linh              3 - 4g
 Ý dĩ nhân              5 - 8g  Biển đậu              2 - 4g
 Liên nhục             2 - 4g  Cát cánh           2 - 2,5g
 Súc sa                       2g  Cam thảo               1,5g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g.

Nghiền thành bột, uống mỗi lần 1,5-2g, mỗi ngày uống 3 lần với nước táo sắc hoặc nước ấm. Hoặc cũng có thể uống với nước cháo gạo nứt, hoặc sắc uống cũng được. Trong phần giải thích sơ lược ghi rằng nghiền thuốc thành bột uống mỗi lần 2,0-3,0g với nước táo sắc hoặc với nước ấm hoặc nước cháo. Bất đắc dĩ mới sắc uống.

2. Thang.

- Công dụng: Trị các chứng ǎn uống không ngon miệng, ỉa chảy mạn tính, thể lực giảm sút sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời ở những người gầy, sắc mặt kém, không muốn ǎn và có chiều hướng bị ỉa chảy thường xuyên.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc gia giảm của Tứ quân tử thang, cách dùng giống như Tứ quân tử thang, dùng cho những người vị tràng yếu, ǎn uống không ngon miệng, nôn mửa và ỉa chảy, nhưng điều đáng chú ý là không có sốt và lạnh. Thuốc tán thì dùng uống với nước ấm, nước cháo gạo lứt, hoặc nước sắc của đại táo.

     + Theo nhiều tài liệu tham khảo: Thuốc dùng cho những người vị tràng hư nhược, hơi một tí là bị ỉa chảy, không muốn ǎn uống, cả mạch lẫn bụng đều mềm và yếu, người thiếu máu, dễ mệt mỏi và bị chứng lạnh. Những người này phần nhiều là đi ỉa ngày 2-3 lần phân lỏng như nước, cũng có khi thức ǎn vào đến dạ dày một cái là đi ỉa chảy liền. Bụng hơi đầy, sôi bụng, bụng bị ứ hơi, nhưng hầu như không kèm theo đau bụng.

 

Bài 121: SÂM TÔ ẨM (JIN SO IN)

- Thành phần và phân lượng:

 Tử tô diệp 1-1.5g  Chỉ thực 1-1.5g
 Cát cánh 2g  Trần bì 2g
 Cát cǎn 2g,  Tiền hồ 2g
 Bán hạ 3g  Phục linh 3g
 Nhân sâm 1.5g  Đại táo 1.5g
 Sinh khương 1.5g  Mộc hương 1-1.5g
 Cam thảo 1g   

  Lưu ý: Nếu không có Sinh Khương thì dùng Can khương 1g; Nhân sâm và Mộc hương không có cũng được.

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để trị cảm mạo, ho.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Thuốc dùng cho những người bị tứ thời cảm mạo, người sốt, đau đầu, ho có đờm, nói khó khǎn, đổ nước mũi, vùng lõm thượng vị bị đầy tức nôn mửa và ói nước. Thuốc cũng được dùng cho những người bị ho có đờm khi bị cảm thời tiết, mà những ngày thường vị tràng yếu, nếu dùng Cát cǎn thang và Quế bì thang thì thấy tức ngực.

Tô diệp dùng trong đông y là frutescens Brit. Var. crispa Decne, song Tô diệp dùng trong bài thuốc của Hòa tễ cục phương là Bạch tô, Perylla frutescens, trong phân loại học, và không có Đại táo và Sinh khương.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc được ứng dụng để chữa viêm phế quản, viêm phổi, ngộ độc rượu, chứng khí uất, xuyễn, các chứng thần kinh, không muốn ǎn do thần kinh v.v...

 

Bài 105: SINH KHƯƠNG TẢ TÂM THANG (SHO KYO SHA SHIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bán hạ                   4 - 6g  Nhân sâm              2 - 3g
 Hoàng cầm            2 - 3g  Cam thảo              2 - 3g
 Đại táo                  2 - 3g  Hoàng liên                  1g
 Sinh khương         2 - 4g  Can khương          1 - 2g

(không được dùng Can sinh khương)

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng ǎn uống không ngon miệng, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy, viêm ruột, hôi mồm kèm theo cảm giác bị đầy tức ở vùng lõm thượng vị và ợ nóng.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: Đây là bài Bán hạ tả tâm thang giảm bớt lượng Can khương và thêm vị Sinh khương, dùng trong những trường hợp dùng bài Bán hạ tả tâm thang đặc biệt là khi ợ và ợ nóng nhiều.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Cơ sở và chẩn liệu, Chẩn liệu y điển thì: Trong Phương cực phụ ngôn viết: "bài thuốc này trị các chứng của bài Bán hạ tả tâm thang mà lại bị nôn mửa", còn trong Y thánh phương cách có viết: "Những người bệnh cảm thấy đầy tức ở bụng dưới, ợ hơi thức ǎn và những người nặng thì bị nôn mửa và bụng dưới bị ứ nước, sôi bụng, ỉa chảy thì phải dùng Sinh khương tả tâm thang".

Đây là bài thuốc bệnh dạ dày. Thuốc có hiệu nghiệm đối với những người không muốn ǎn, vùng lõm thượng vị cảm thấy đầy tức, buồn nôn, đặc biệt là những người bị ợ, lưỡi bị rộp trắng, sôi bụng và ỉa chảy. a chảy ở đây là loại ỉa chảy do sự lên men gây ra (trong phân có lẫn hơi).
 

Bài 135: SƠ KINH HOẠT HUYẾT THANG (SO KEI KAK KET TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy                    2g  Địa hoàng                2g
 Xuyên khung                 2g  Truật                       2g
 Phục linh                       2g  Đào nhân                2g
 Thược dược               2,5g  Ngưu tất               1,5g
 Uy linh tiên                 1,5g  Phòng kỷ              1,5g
 Khương hoạt              1,5g  Phòng phong       1,5g
 Long đảm                   1,5g  Sinh khương   1 - 1,5g
 Trần bì                       1,5g   Bạch chỉ         1 - 1,5g
 Cam thảo                      1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để trị các chứng đau khớp, đau thần kinh, đau lưng, đau cơ.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc Tứ vật thang được phụ thêm các vị khác. Đương quy, Thược dược, Xuyên khung, Địa hoàng và Đào nhân trong bài Tứ vật thang gia Đào nhân có tác dụng làm tan ứ huyết ở vùng bụng dưới; Phục linh, Thương truật, Trần bì, Khương hoạt, Bạch chỉ cùng với Uy linh tiên, Phòng kỷ, Long đảm có tác dụng trừ phong và thấp ở vùng thắt lưng. Ngưu tất có tác dụng đặc biệt là trừ thấp và trị đau ở vùng thắt lưng và chân. Tức là, bài thuốc này dùng để trị đau ở chân, tay hoặc đau ở nửa trên của cơ thể ở những người thường ngày hay uống rượu và những người có ứ huyết.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này được ứng dụng trị các chứng thấp khớp cơ, thống phong, viêm khớp đầu gối do dịch tương, đau vùng thắt lưng, đau thần kinh hông, tê liệt chân, cước khí, phù thũng, bán thân bất toại, tǎng huyết áp, đau do máu đông trong mạch máu sau khi đẻ. Thuốc cũng rất có hiệu nghiệm đối với những người phụ nữ bị bệnh rám da kéo dài do thấp khớp gây ra.

     + Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng để trị đau thần kinh và đau thần kinh hông ở những người thể lực bị suy nhược, đau đớn chuyển khắp người và cái đau đó đặc biệt dữ dội vào ban đêm vì uống rượcu quá mức hoặc sinh hoạt tình dục quá mức.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng để trị chứng tê phù sau khi đẻ, chân bị tê liệt, đau khớp đầu gối phải, đau cơ toàn thân.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng để trị chứng đau dây thần kinh chân tay, thống phong và những di chứng sau khi tai biến mạch máu não.
 

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây