206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần N

Thứ năm - 24/04/2014 05:03
.
.

Bài 70: NGÔ THÙ DU THANG (GO SHU YU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Ngô thù du           3 - 4g  Nhân sâm            2 - 3g
 Đại táo                 3 - 4g  Sinh khương       4 - 6g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trị đau đầu và nôn, hắt hơi kèm theo đau đầu ở những người vùng thượng vị bị đầy trướng, chân tay lạnh.

- Giải thích:
     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này dùng cho những người phần lý có hàn ẩm do chứng âm hư. Tương tự với bài thuốc này còn có các bài Tứ nghịch thang và Bán hạ bạch truật thiên ma thang. Tứ nghịch thang chủ yếu dùng để trị ỉa chảy, Bán hạ bạch truật yhiên ma thang trị chóng mặt, còn bài này chủ trị nôn.

Chứng đau đầu trong bài thuốc này là đau dữ dội có tính chất bột phát, phần nhiều là đau ở một bên đầu.

Đây là một bài thuốc sắc rất khó uống.

- Các tài liệu tham khảo như Thực tế chẩn liệu, Giải thích các bài thuốc, v.v... đều thống nhất đây là bài thuốc dùng cho những người bị hư chứng, mắc chứng lạnh, đau đầu cấp mạn tính, đau một bên đầu, nôn mửa do nhiều nguyên nhân khác nhau, ốm nghén nôn khan (do thường tǎng urê huyết, dạ dày nhiều toan, kinh giật), hắt hơi, cước khí xung tâm, chóng mặt, ngộ độc thuốc, những người bị chứng nôn, những người bị chứng nôn tháo nước rãi, động kinh nhẹ.

 

Bài 67: NGŨ HỔ THANG (GO KO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Ma hoàng             4g  Hạnh nhân            4g
 Cam thảo             2g  Thạch cao          10g
 Tang bạch bì   2 - 3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị ho, hen phế quản.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài Ma hạnh cam thạch thang thêm Tang bạch bì, dùng trị ho trong trường hợp không ớn lạnh phát sốt, đổ mồ hôi và miệng khát.

Vốn dĩ bài thuốc này có thêm Tế trà, Sinh khương và Hành củ cho lẫn vào sắc uống nóng, nhưng nhìn chung không nên cho thêm những vị này.

Thuốc còn trị thương hàn, xuyễn cấp, nếu có đờm thì cho thêm Nhị trần thang, cắt các vị thuốc này rồi cho vào 3 lát Sinh khương, 3 củ hành sắc lên uống khi thuốc còn nóng, sau dùng Tiểu thanh long thang thì thêm Hạnh nhân.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Vốn dĩ bài thuốc này có chè vụn, nhưng thông thường người ta không dùng. Nếu thêm Tang bạch bì vào Ma hạnh cam thạch thang thì thành bài thuốc gọi là Ngũ hổ thang, đời sau thường dùng làm bài thuốc chữa viêm phế quản. Những bệnh nhân dùng bài thuốc này cũng có béo tốt, trông bề ngoài có vẻ khỏe mạnh và rất hay uống nước.

 

Bài 73: NGŨ LÂM TÁN (GO RIN SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Phục linh                5 - 6g  Đương quy                  3g
 Hoàng cầm                 3g  Cam thảo                    3g
 Thược dược              2g  Sơn chi tử                   2g
 Địa hoàng                  3g  Trạch tả                       3g
 Mộc thông                  3g  Hoạt thạch                  3g
 Sa tiền tử                   3g  

(các vị từ Địa hoàng trở xuống không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng đái rắt, đi đái buốt và cảm giác đái không hết nước.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương, Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người bị đái rắt, lượng nước giải mỗi lần đi rất ít, hoặc khi đi giải niệu đạo đau, nước giải đục và những người đái ra máu. Thuốc dùng trị các chứng viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi niệu quản. Có những người vị tràng không chịu được những bài thuốc như Bát vị tán có thêm Địa hoàng, những người như vậy thì nên dùng bài Ngũ lâm thang (tuy nhiên, những người bụng dạ yếu thì dùng Thanh tâm liên tử ẩm).

 

Bài 74: NGŨ LINH TÁN (GO REI SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Trạch tả                   5 - 6g  Trư linh                 3 - 4,5g
 Phục linh              3 - 4,5g  Truật                     3 - 4,5g
 Quế chi                   2 - 3g  

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần , mỗi lần 1-1,5g.

2. Thang.

- Công dụng: Dùng trị các chứng ỉa chảy thủy tả, viêm dạ dày ruột cấp tính (những người bị kiết lị không được dùng), trúng thử khí, đau đầu, phù thũng có kèm một trong những hiện tượng sau: cổ khô, lượng tiểu tiện ít, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đau đầu, phù thũng.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc dùng khi ứ nước trong dạ dày, trị các chứng thủy độc ứ trong phần lý, vì nhiệt tà ở biểu thủy độc, chảy ngược ra biểu hoặc chuyển động loạn xạ ở trong dạ dày. Do đó, bài thuốc này dùng chủ yếu cho những người miệng khát, lượng tiểu tiện ít và kèm theo mô tả trong các chứng sau: sốt, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, ỉa lỏng, phù thũng, uống nước vào bị ói ra ngay.

     + Sách Phương hàm loại tụ viết: "Thuốc có 5 vị: Trư linh, Trạch tả, Phục linh, Quế chi, Thương truật. Ngoài 5 vị trên, thêm Xa tiền tử, ý dĩ để trị chứng sưng đỏ và đau chướng bìu, thêm Phụ tử và Thương lục để trị sưng phù. Bài thuốc này chủ yếu dùng để trị chứng tiểu tiện ít, nhưng cũng còn được dùng khi bị ói nước. Bị sán khí nếu dùng Ô đầu quế chi thang và Đương quy tứ nghịch thang vẫn không khỏi thì dùng Ngũ linh tán thêm Hồi hương sẽ rất hiệu nghiệm vì nó có tác dụng loại trừ nước và khí ứ trong vị tràng".

     + Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng cho những người có biểu tà nhiệt, phần lí bị ứ nước. Thuốc dùng trong các trường hợp:

a. Miệng khát và lượng tiểu tiện giảm, hoặc kèm theo một trong các chứng như nôn mửa, ỉa chảy, đau đầu, phù thũng. Trong trường hợp này, cũng có người bị cấp tính có sốt và cũng có người bị mạn tính không sốt;

b. Những người sau khi bị sốt, ra mồ hôi thì người bị háo, bồn chồn không ngủ được, lúc nào cũng muốn uống nước, lượng tiểu tiện giảm, mạch phù dễ bắt;

c. Những người bị sốt do trúng thử khí, đau đầu, đau người, miệng khát lúc nào cũng muốn uống nước;

d. Những người do uống thuốc nhuận tràng mà bụng dưới đâm ra bị đầy chướng, uống Tả tâm thang vẫn không khỏi, cổ khô, miệng khô háo khó chịu, lượng tiểu tiện giảm;

e. Những người tim đập mạnh, nhịp động mạch bụng tǎng vọt, nôn ra đờm rãi, chóng mặt, các chứng này thường thấy ở người gầy.

 

Bài 71: NGŨ TÍCH TÁN (GO SHAKU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Phục linh                      2g          Truật                         3 - 4g
 Xuyên khung            1-2g  Hậu phác                  1 - 2g
 Bạch chỉ                 1 - 2g  Chỉ xác (hoặc Chỉ thực) 1-2g
 Cát cánh                 1 - 2g  Can sinh khương     1 - 2g
 Quế chi                   1 - 2g  Ma hoàng                  1 - 2g
 Đại táo                    1 - 2g  Cam thảo                  1 - 2g
 Hương phụ tử          1,2g  

(không có Hương phụ tử cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: (về nguyên tắc là thang).

Cách cấu thành bài thuốc và cách bào chế các vị thuốc của bài Ngũ tích tán ghi trong Hòa tễ cục phương như sau:

Bài thuốc này chỉ dùng 12 vị: 14 lạng Thương truật (dùng nước gạo rửa và cạo vỏ), 12 lạng Cát cánh (bỏ vỏ), 6 lạng Ma hoàng (bỏ rễ), Chỉ xác (bỏ củ, chặt ra thành từng đoạn rồi sao), Trần bì (bỏ phần tinh trắng), (Hậu phác bỏ vỏ thô bên ngoài) mỗi thứ này 3 lạng, 3 phân Bán hạ (rửa 7 lần), Cam thảo 3 phân (sau khi sao rồi mới chặt thành từng đoạn), Bạch chỉ 3 phân, Bạch thược 3 phân, Xuyên khung 3 phân, Nhục quế 3 phân (cạo bỏ vỏ thô bên ngoài).

- Công dụng: Thuốc dùng để trị các chứng sau đã trở thành mạn tính và bệnh trạng không nghiêm trọng: vị tràng, đau lưng, đau thần kinh, đau khớp, đau khi có kinh, đau đầu, bị chứng lạnh, chứng của thời kỳ mãn kinh, cảm mạo.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Tên của bài thuốc được đặt như vậy với ý nghĩa để trị 5 thứ tích: khí, huyết, đàm, hàn, thực (chỉ 5 thứ độc tích tụ trong cơ thể con người).

Thuốc được dùng trị các chứng ở những người về thể chất tì hư nhược do hàn ôn sinh ra. Trong bài thuốc này, Thương truật, Trần bì, Hậu phác và Cam thảo, tức là bài Bình vị tán có tác dụng làm tiêu tán sự ứ đọng thức ǎn thức uống, Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo, tức là bài Nhị trần thang, cùng với Chỉ xác loại trừ nước ứ trong dạ dày và đàm ẩm, Đương quy, Thược dược, Xuyên khung, tức là bài Tứ vật thang bỏ Địa hoàng có tác dụng hành huyết, bổ máu; Can khương, Ma hoàng, Bạch chỉ, Cát cánh có tác dụng làm ấm cái hàn, làm tiêu tán phong tà và làm khí huyết lưu thông.

Cấu tạo của bài thuốc khá phức tạp dùng để thay thế chức nǎng của nhiều bài thuốc hợp thành như bài Nhị trần thang, Bình vị tán, Tứ vật thang, Quế chi thang, Tục mệnh thang, Bán hạ hậu phác thang, dùng để trị các chứng bệnh sinh ra do 5 thứ tích nói trên.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị các chứng do hàn lạnh và khí ẩm sinh ra, những người thiếu máu, nửa thân trên thì nhiệt, còn lưng, đùi, bụng dưới và nửa thân dưới bị lạnh.

Thuốc được dùng trong các trường hợp viêm dạ dày, ruột, đau eo lưng, đau thần kinh, sưng khớp, kinh nguyệt khó khǎn, bạch đới, cước khí, bầm tím, chứng lạnh, sán khí (sa đì), đau khi có kinh nguyệt, các chứng về van tim, trúng phong, cảm mạo nhẹ ở người già

 

Bài 72: NGŨ VẬT GIẢI ĐỘC TÁN (GO MOTSU GE DOKU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Xuyên khung         5g  Kim ngân hoa       2g
 Thập dược      2 - 3g  Đại hoàng             1g
 Kinh giới            1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để chữa ngứa và eczema.

- Giải thích:

     + Theo sách Bản triều kinh nghiệm: Đây là bài Ngư tinh thang có thêm Kinh giới, dùng làm thuốc giải độc khi bị eczema và giang mai bẩm sinh khó trị.

     + Theo Thực tế chẩn liệuChẩn liệu y điển: Sau khi bệnh lậu đỡ, toàn thân cảm thấy ngứa ngáy, nổi nhiều mẩn nhỏ, đó là do dư độc chưa dứt, có thể dùng bài thuốc này để giải độc, tiêu những du độc đó. Bài thuốc này được dùng làm thuốc giải độc cho bệnh giang mai bẩm sinh.

 

Bài 68: NGƯU TẤT TÁN (GO SHITSU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Ngưu tất                      3g  Quế chi                        3g
 Thược dược              3g  Đào nhân                    3g
 Đương qui                 3g  Mẫu đơn bì                 3g
 Diên hồ sách             3g  Mộc hương                1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng kinh nguyệt khó, kinh nguyệt thất thường và đau khi có kinh ở những phụ nữ thể lực tương đối tốt.

- Giải thích:

     + Theo Phụ nhân lương phương: Bài thuốc này kết hợp hai bài Quế chi phục linh hoàn và Tứ vật thang, bỏ Phục linh, Địa hoàng, Xuyên khung mà thêm Diên hồ sách, Mộc hương, Ngưu tất. Nếu bỏ Mộc hương, thêm Xuyên khung, Hồng hoa thì thành bài Chiết xung ẩm là một bài thuốc có quan hệ gia giảm đối với bài thuốc này. Chiết xung ẩm dùng trị đau bụng dưới do viêm phần phụ gây ra, có kèm theo hiện tượng bạch đới do đau sinh lý, còn bài thuốc này dùng để trị chứng đau sinh lý ở những người kinh nguyệt ít.

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Những người bị bệnh kinh nguyệt khó khǎn, tức là kinh ra rất ít, lại bị ứ máu ở bụng dưới, vùng xung quanh rốn rất đau, hoặc vùng bụng dưới và chỗ thắt lưng đau co thắt, đôi khi đau lan cả lên vùng ngực thì dùng bài thuốc này.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Những người bị bệnh kinh nguyệt khó khǎn, tức là kinh ra rất ít, lại bị ứ máu ở bụng dưới, vùng xung quanh rốn rất đau hoặc đau co giật ở bụng dưới và vùng thắt lưng, đôi lúc cả vùng ngực cũng đau thì bài thuốc này rất hiệu nghiệm.

 

Bài 69: NGƯU XA THẬN KHÍ HOÀN (GO SHA ZIN KI GAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Địa hoàng                 5 - 6g  Sơn thù du                      3g
 Quế chi                           1g  Phụ tử gia công    0,5 - 1g
 Ngưu tất                    2 - 3g  Xa tiền tử                  2 - 3g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang. Hoàn.

- Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng đau chân, đau lưng, tê, mờ mắt ở người già, ngứa, đái ít, đái luôn, phù thũng ở những người dễ mệt mỏi, tứ chi dễ bị lạnh, lượng tiểu tiện ít hoặc đi đái rắt và đôi khi miệng khát.

- Giải thích:

     + Theo Tế sinh phương: Đây là bài Bát vị hoàn thêm Ngưu tất và Xa tiền tử, dùng để tǎng cường tác dụng của Bát vị hoàn. Những người vị tràng yếu có chiều hướng bị ỉa chảy, những người đang bị chứng nước ứ trong dạ dày hoặc những người nếu dùng thuốc này mà ǎn kém ngon miệng thì không được dùng thuốc này.

     + Theo Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển, Giải thích bài thuốc, cách làm hoàn như sau:

- Dùng mật ong luyện tất cả các vị thành hoàn để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2,0g. Đây là bài Bát vị hoàn (Thận khí hoàn) thêm Ngưu tất, Xa tiền tử mỗi thứ 3,0g.

- Trộn đều bột các vị thuốc, dùng mật ong luyện thành hoàn nhỏ như hạt ngô đồng, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 hoàn cùng với rượu, uống tǎng dần số lượng lên tới 25 hoàn.

 

Bài 166: NHÂN SÂM DƯỠNG VINH THANG (NIN JIN YO EI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm                 3g  Đương quy               4g
 Thược dược      2 - 4g  Địa hoàng                4g
 Truật                         4g  Phục linh                   4g
 Quế chi                 2,5g  Hoàng kỳ      1,5 - 2,5g
 Trần bì             2 - 2,5g  Viễn chí            1,5 - 2g
 Ngũ vị tử         1 - 1,5g  Cam thảo         1 - 1,5g

-  Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng khi sức khỏe giảm sút sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, chân tay lạnh, thiếu máu.

- Giải thích:

     + Theo Hòa tễ cục phương: Đây là bài Thập toàn đại bổ thang bỏ Xuyên khung và thay vào đó thêm 3 vị là Ngũ vị tử, Trần bì, Viễn chí. Với ý nghĩa đây là bài thuốc kết hợp giữa các bài thuốc cổ Quy kỳ kiến trung thang, Linh quế truật cam thang, Linh quế ngũ vị cam thảo thang và Nhân sâm thang với các bài thuốc hậu thế Tứ vật thang và Tứ quân tử thang có thêm Trần bì và Viễn chí, cho nên đây là bài thuốc bồi bổ thể lực cho những người nước ứ dưới da, trong khí quản và trong vị tràng nhiều nước ứ và do những thủy độc này mà cả khí lẫn huyết đều hư, những người có thể chất hư nhược, bị các bệnh về đường tuyến, bị mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược và ǎn uống không ngon miệng sau khi ốm dậy. Thuốc còn được dùng cho những người bị chứng chóng quên, mất ngủ, nôn mửa, đổ mồ hôi trộm, bí đại tiện hoặc là có chiều hướng bị ỉa chảy, ngạt thở, ho vì da, đầu tóc thiếu dinh dưỡng. Thuốc được ứng dụng trị các chứng viêm niêm mạc vị tràng, mất trương lực dạ dày, giãn dạ dày, suy nhược sau khi ốm dậy hoặc sau khi đẻ, lao phổi, lao ruột, v.v...

     + Theo Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế và các tài liệu tham khảo khác: Đây là bài thuốc bồi bổ thể lực dùng cho những người cả tỳ lẫn phế đều hư, cả bộ máy hô hấp lẫn bộ máy tiêu hóa đều bị bệnh, thêm vào đó lại do lao lực, hư tổn, âm dương suy nhược, khí ở ngũ tạng khô, nước bọt khô, suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc bị các chứng ác dịch chất, người vô cùng mỏi mệt. Bài thuốc này dùng trị 7 chứng: Rụng tóc, da mặt xỉn, chóng quên, chỉ uống chứ không ǎn, tim đập mạnh, mất ngủ, toàn thân cảm thấy khô, móng chân móng tay khô, cơ bắp cứng.

Bài thuốc này dùng có hiệu quả cho những người tân dịch khô và bí đại tiện hơn là những người ỉa chảy.

 

Bài 167: NHÂN SÂM THANG (NIN JIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm             3g  Cam thảo              3g
 Truật                      3g  Can khương    2 - 3g

Lưu ý: không được dùng Nhân sâm đốt tre, chỉ dùng Can khương.

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3g.

2. Thang.

- Công dụng: Trị các chứng vị tràng hư nhược, mất trương lực dạ dày, ỉa chảy, nôn mửa, đau dạ dày ở những người chân tay dễ bị lạnh, lượng tiểu tiện nhiều.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Lý trung hoàn. Nhân sâm thang là một bài thuốc cơ bản trong đông y, ứng dụng của nó rất rộng rãi (tham khảo phần giải thích về bài Hương sa lục quân tử thang). Sách Thương hàn luận phần Hoắc loạn bệnh - thổ tả viết: "Những người bị bệnh hoắc loạn, đầu đau, phát nhiệt, người đau, nhiệt nhiều muốn uống nước nhiều là đối tượng của bài Ngũ linh tán. Những người hàn nhiều, không uống nhiều nước là đối tượng của Lý trung hoàn".

     + Trong phần Sai hậu lao dịch bệnh cũng trong sách Thương hàn luận viết: Thuốc dùng trị các chứng sa dạ dày, mất trương lực dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày, chứng tự trúng độc ở trẻ em, ốm nghén, đau dây thần kinh liên sườn, thổ tả cấp tính, xuất huyết có tính mất trương lực ở những người bị chứng lạnh, huyết sắc kém, vị tràng yếu, dễ bị ỉa chảy, đau bụng hoặc buồn nôn, nước bọt đọng lại trong miệng, hay đi tiểu và lượng nhiều.

 "Lý trung" trong sách Thương hàn luận có nghĩa là thuốc có tác dụng trị chứng suy nhược chức nǎng của trung tiêu (vị tràng). Bài thuốc này nâng cao chức nǎng của dạ dày, loại trừ sự mỏi mệt của dạ dày, làm huyết lưu thông tốt và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Thuốc dùng cho những người ǎn uống không ngon miệng mặc dầu nhai rất kỹ nhưng vừa ǎn vào đã thấy đầy bụng không muốn ǎn nữa, tức ngực do trục trặc của bộ máy tiêu hóa, hoặc do bộ máy tiêu hóa trục trặc dẫn tới chứng lạnh, những người bị bạch đới do chứng lạnh, những người hay đi đái mà lượng tiểu tiện lại nhiều, những người bị chứng múa giật.

 

Bài 4: NHÂN TRẦN CAO THANG (IN CHIN KO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân trần cao         4 - 6g  Sơn chi tử               2 - 3g
 Đại hoàng           0,8 - 2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Có công dụng đối với bệnh mày đay (nettle-rush) và viêm khoang miệng ở những người miệng khát, tiểu tiện ít và bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luậnKim quỹ yếu lược: đây là một bài thuốc nổi tiếng dùng để chữa bệnh hoàng đản, dùng trị các bệnh do phân ly thực nhiệt gây ra. Do đó, thuốc này dùng cho những người có triệu chứng như bụng trên đầy tức, có cảm giác tức và khó chịu ở vùng từ dưới tim đến vùng ngực, khô cổ bí đại tiện, bụng hơi đầy trướng, lượng tiểu tiện giảm, ra mồ hôi đầu, chóng mặt da vàng, da có cảm giác ngứa khó chịu, v.v...

     + Theo sách Phương hàm loại tụ: Nhân trần trị vàng da, Chi tử, Đại hoàng có tác dụng lợi tiểu, bài thuốc trên dùng lúc bệnh sơ phát, còn sau đó phải dùng bài Nhân trần ngũ linh tán.

     + Trong sách Thương hàn luận (phần bàn về bệnh dương minh) có viết: "Những người bị bệnh dương minh, người nóng và ra mồ hôi thì nhiệt ở phần lý theo mồ hôi truyền ra ngoài da, là chứng trạng không phát vàng. Tuy nhiên, những người đầu ra mồ hôi mà người không có mồ hôi, tiểu tiện ít, khát và háo nước đấy là nhiệt uất trệ ở phần lý thân thể tất phát vàng dùng nhân trần cao thang làm chủ. Những người sau 18 ngày thương hàn, khắp người trở thành màu vàng như màu quả cam, tiểu tiện ít và bụng hơi đầy trướng thì dùng Nhân trần cao thang".

     + Trong sách Kim quĩ (phần bàn về bệnh hoàng đản) viết: Đó là bệnh cốc đản, người lúc cảm thấy nóng lúc cảm thấy lạnh, không muốn ǎn. Khi ǎn vào lập tức chóng mặt, tim đập không đều, lâu dần phát ra màu vàng và trở thành bệnh cốc đản. Lúc đó phải dùng Nhân trần cao thang. Cốc đản có nghĩa là mặc dầu trong bụng bị nước nhưng vẫn ǎn hạt ngũ cốc cho nên sinh ra nhiệt trong dạ dày. Nước cùng với nhiệt và thức ǎn kết hợp với nhau phát ra bệnh hoàng đản. Điều đó có nghĩa là bệnh hoàng đản phát ra từ 3 nguồn độc: thực độc, thủy độc, nhiệt độc.

 

Bài 5: NHÂN TRẦN NGŨ LINH TÁN (IN CHIN GO REI SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Trạch tả            4,5g - 6g  Phục linh            3 - 4,5g
 Trư linh               3 - 4,5g  Truật                   3 - 4,5g
 Quế chi                  2 - 3g  Nhân trần cao      3 - 4g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Trường hợp tán: dùng các vị trong bài Nhân trần ngũ linh tán. Trừ Nhân trần cao, bằng 1/8 lượng của trường hợp dùng thang (mỗi ngày uống 3 lần).

2. Thang.

- Công dụng: Dùng trị các chứng nôn mửa, mày đay, buồn nôn kéo dài, sưng phù, những người miệng khát, tiểu tiện ít.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược thì nội dung của bài thuốc này là bài Ngũ linh tán có thêm Nhân trần cao, dùng trị các chứng miệng khát, tiểu tiện giảm, bí đại tiện, đầy bụng và mạch phù. Còn bài Nhân trần ngũ linh tán thì chữa chứng miệng khát, lượng tiểu tiện ít, nhưng không bí đại tiện, bệnh tình nhẹ hơn, mạch trầm. Vốn dĩ bài thuốc này là bài thuốc tán, song cũng có nhiều người dùng ở dạng thang.

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Trị các chứng hoàng đản, viêm chảy ở những người miệng khát và lượng tiểu tiện ít, chứng hoàng đản ở những người ngiện rượu và chứng phù thũng.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Trong các chứng bệnh mà bài thuốc này điều trị có chứng miệng khát và lượng tiểu tiện ít, nhưng không có hiện tượng bí đại tiện. Thuốc được dùng cho bệnh viêm gan, viêm thận, bệnh hư thận, bụng chướng nước, ... Người ta thường dùng hỗn hợp với bài Tiểu sài hồ thang và Đại sài hồ thang.

 

Bài 164: NHỊ TRẦN THANG (NI CHIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bán hạ                5 - 7g  Phục linh          3,5 - 5g
 Trần bì             3,5 - 4g  Sinh khương      2 - 3g
 Cam thảo           1 - 2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị buồn nôn và nôn mửa.

- Giải thích:

     + Theo Hòa tễ cục phương (phần về Đàm ẩm): Bài thuốc này dùng cho những người bị ứ nước trong dạ dày sinh ra buồn nôn và nôn. Ngoài ra, bài thuốc còn được ứng dụng rộng rãi cho các bệnh do đàm ẩm (thủy độc) gây ra. Tức là thủy khí ở vùng bụng trên, nước ứ ở trong dạ dày sinh nhiệt, nước đó vận động gây ra buồn nôn, nôn mửa, hoặc chóng mặt, tim đập mạnh, có cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên. Đây là một trong những bài thuốc hậu thế cơ bản, và trên cơ sở bài thuốc này người ta đã tạo ra nhiều bài thuốc trị đàm ẩm.

Bài thuốc này là Tiểu bán hạ gia phục linh thang thêm Trần bì và Cam thảo. Bán hạ là quân dược có tác dụng làm khô cái ẩm, lợi đàm; Phục linh là tá dược có tác dụng làm nước lưu thông, Trần bì là thần dược có tác dụng làm thuận khí và hạ đàm; Cam thảo là sứ dược có tác dụng bổ tỳ vị. Với những đối tượng trên, bài thuốc này được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, ốm nghén, khí uất, thượng thực, say lâu, tràn máu não, v.v...

     + Theo các tài liệu tham khảo: Khi dùng trị nôn mửa thì nên uống lạnh. Do tôn trọng Trần bì và Bán hạ dùng trong bài thuốc này là trần cửu cho nên bài thuốc này có tên là Nhị trần thang. Thủy khí ở phần bụng trên và nước ứ trong dạ dày sinh ra nhiệt dẫn tới các chứng buồn nôn, nôn mửa, hoặc chóng mặt, tim đập mạnh, phần bụng trên cảm thấy khó chịu, v.v... Bài thuốc này ít khi sử dụng đơn độc, mà người ta thêm một số vị vào bài thuốc này hoặc lấy bài này làm gốc để tạo ra nhiều bài thuốc khác để trị đàm ẩm. Trường hợp đờm màu xanh có ánh bóng là dạng phong đàm, đờm trong và lạnh là hàn đàm, đờm màu trắng là thấp đàm, đờm màu vàng là nhiệt đàm. Đại thể đờm do thấp sinh ra, cho nên Nhị trần thang là bài thuốc cơ bản trị chứng đờm vì nó có tác dụng làm tiêu thấp.

Ngoài ra, bài thuốc này cũng còn dùng trị chứng nước ứ trong dạ dày sinh ra buồn nôn và nôn mửa. Thuốc này cũng còn được ứng dụng trị các chứng do đàm ẩm gây ra. Bài thuốc này được dùng chủ yếu trị các chứng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, ốm nghén, khí uất, thượng thực, say lâu và tràn máu não, và bài thuốc này được gia giảm thành nhiều bài thuốc khác nhau.

Đây là bài thuốc của túc thái âm (tỳ kinh) và túc dương minh, chủ lực trị các chứng đàm ẩm, nước uống vào dạ dày, do tỳ vị yếu khí không tới vùng trung tiêu, cho nên nước đó biến thành đờm. Nếu loãng gọi là ẩm, nếu đặc gọi là đàm. Đối tượng trị liệu của bài thuốc này là những người nước ứ trong dạ dày dẫn tới các hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mạch tim tǎng vọt, có cảm giác khó chịu trong dạ dày, hoặc phát nhiệt không định kỳ và gây ra các chứng quái lạ không rõ nguyên nhân khác. Mạch phần nhiều là trầm.

Thuốc này thêm Sa nhân, Hoàng cầm và Liên kiều mỗi vị 1,5g để ứng dụng trị các chứng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu và ốm nghén.

 

Bài 163: NHỊ TRUẬT THANG (NI JUTSU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bạch truật         1,5 - 2,5g  Phục linh            1,5 - 2,5g
 Trần bì               1,5 - 2,5g  Thiên nam tinh   1,5 - 2,5g
 Hương phụ tử  1,5 - 2,5g  Hoàng cầm        1,5 - 2,5g
 Uy linh tiên        1,5 - 2,5g  Khương hoạt     1,5 - 2,5g
 Bán hạ                    2 - 4g  Thượng truật         1,5 - 3g
 Cam thảo            1 - 1,5g Can sinh khương   0,6 - 1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị chứng mỏi tê vai ở người có tuổi.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc trị chứng mỏi tê vai ở người có tuổi, được coi là do Chu Đan Khê sáng tạo ra. Là bài thuốc trị thủy chứng có phần hư trạng, dùng cho các triệu chứng của bệnh về cổ tay, song đó là những người có thể chất thủy độc, vị tràng không khỏe lắm, những người đau tay và vai.

     + Trong Tuyển tập Kagetsu Ushiyama có ghi: "Đau vai và tay phần nhiều là thuốc đàm và nên dùng Nhị truật thang, hoặc dùng Nhị trần thang thêm Thương truật, Mộc qua, ý dĩ nhân, Chỉ thực, Điếu đằng câu sẽ rất tuyệt diệu".

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng trị các triệu chứng ở cổ và tay ở những người có thể chất thủy độc, ứ nước, cơ nhão, mạch yếu và vị tràng cũng không khỏe lắm. Sách Cổ kim phương vị cho rằng đau vai là "thuộc đàm ẩm và Nhị truật thang trị đau hai cánh tay và đau bàn tay".

     + Theo Liệu pháp Đông y thực dụng: Trị đau thần kinh, bài thuốc này rất thích hợp đối với những người hơi béo, chắc chắn. Phạm vi ứng dụng của thuốc tương đối hẹp, những nếu đúng đối tượng thì thuốc rất hiệu nghiệm.

     + Theo Chẩn liệu và trị liệu: Bài thuốc này có công hiệu rõ ràng trị chứng mỏi tê vai ở người có tuổi mà nhiều bài thuốc khác không có hiệu quả.

 

Bài 103: NHUẬN TRÀNG THANG (JUN CHYO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy              3g  Thục địa                   3g
 Can địa hoàng        3g  Ma tử nhân              2g
 Đào nhân                 2g  Hạnh nhân               2g
 Chỉ thực          0,5 - 2g  Hoàng cầm             2g
 Hậu phác                 2g  Đại hoàng         1 - 3g
 Cam thảo       1 - 1,5g  

Nếu dùng: Địa hoàng      6g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Mỗi ngày uống từ 1 đến 3 lần, mỗi lần 2-3g.

2. Thang: Giống như lượng tán.

- Công dụng: Chữa bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Dùng cho những người thể lực tương đối kém, thường xuyên bí đại tiện, đặc biệt thường dùng cho những người già bí đại tiện. Vốn dĩ đây là bài thuốc hoàn được luyện bằng mật ong, nhưng nên dùng theo thuốc tán.

Nhuận tràng hoàn dùng để trị táo bón, bí đại tiện. Cho tất cả các vị trên sắc với nước, uốnglúc bụng đói khi thuốc còn nóng. Nếu đại tiện đã thông rồi thì lập tức ngừng thuốc, không thể uống nhiều. Thuốc này cũng có thể dùng dưới dạng hoàn và gia giảm các vị. Nghiền tất cả các vị trên thành bột, luyện với mật ong, làm thành những hoàn nhỏ như hạt ngô đồng, mổi ngày uống 50 hoàn với nước lã đun sôi khi bụng đói, tuyệt đối kiêng các thức ǎn cay và nóng. Nếu táo bọn thực nhiệt thì dùng bài thuốc này, nếu phát sốt thì thêm Sài hồ, nếu đau bụng thì thêm Mộc hương, nếu táo do hư huyết thì thêm Đương quy, Thục địa, Đào nhân, Hồng hoa, nếu táo do phong thì thêm Úc lý nhân, Tạo giáp, Khương hoạt; nếu táo do khí hư thì thêm Nhân sâm, Úc lý nhân; nếu táo do khí thực thì thêm Tân lang, Mộc hương, táo do đàm hỏa thì thêm Qua lâu, Trúc lịch; nếu bí đại tiện do ra nhiều mồ hôi, tiểu tiện nhiều, nước bọt khô thì thêm Nhân sâm, Mạch môn đông, nếu bí đại tiện do khí huyết già cả, khô háo thì thêm Nhân sâm, Tỏa dương, Mạch môn đông, Úc lý nhân, tǎng thêm lượng Đương quy, Thục địa, Sinh địa, dùng ít Đào nhân đi; nếu táo bón nặng sau khi đẻ thì thêm Nhân sâm, Hồng hoa, tǎng thêm lượng Đương quy, Thục địa, bỏ Hoàng cầm, Đào nhân. Bài thuốc này nếu thêm Tân lang thì trở thành bài Thông linh thang.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Bài thuốc này dùng trong trường hợp bị táo bón thường xuyên dạng nhẹ có chiều hướng hư chứng, và cũng có thể dùng trong trường hợp táo bón lúùc nặng lúc nhẹ. Mục tiêu của bài thuốclà nhằm vào những người do thể dịch bị khô háo tạo ra nhiệt trong ruột, ruột bị khô, dẫn tới bí đại tiện thường xuyên, phân bị táo như phân thỏ, da khô, thành bụng chùng. Bài thuốc này chính là bài gia giảm của bài thuốc cổ Ma tử nhân hoàn. Theo mục tiêu trên, bài thuốc này cũng có thể ứng dụng để chứa chứng táo bón thường xuyên, nhất là táo bón ở những người già, táo bón kèm thao các chứng tǎng huyết áp, xơ cứng động mạch, viêm thận mạn tính, và những khi dùng các bài thuốc hạ tễ khác không có tác dụng.

 

Bài 165: NỮ THẦN THANG (NYO SHIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy             3 - 4g  Xuyên khung                3g
 Truật                             3g  Hương phụ tử        3 - 4g
 Quế chi                   2 - 3g  Hoàng cầm            2 - 4g
 Nhân sâm           1,5 - 2g  Tân lang tử             2 - 4g
 Hoàng liên             1 - 2g  Mộc hương            1 - 2g
 Đinh tử               0,5 - 1g  Cam thảo            1 - 1,5g
 Đại hoàng          0,5 - 1g  

( Đại hoàng không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trị các chứng thần kinh trước và sau khi đẻ, kinh nguyệt thất thường, các chứng về đường kinh ở những người bị thượng xung và chóng mặt.

- Giải thích:

     + Đây là bài thuốc gia truyền của nhà Asada, thuốc còn có tên gọi khác là An vinh thang.

Bài thuốc này thích ứng đối với các chứng thượng xung và chóng mặt có kèm theo các chứng về máu, thuốc có tác dụng an thần cho những người phụ nữ bị chứng thần kinh trước và sau khi đẻ, kinh nguyệt dị thường, đau vùng thắt lưng, các chứng về huyết đại và các chứng trong thời kỳ mãn kinh, thuốc được dùng rộng rãi trị các chứng tim đập mạnh, chóng mặt, tinh thần bất an, đau đầu, nặng đầu và các chứng thần kinh thực vật khác. Thuốc có tác dụng làm thuận hành khí, làm mát huyết nhiệt cho nên bài thuốc còn được gọi là An vinh thang, trị chứng thần kinh trận trung. Những người không bị bí đại tiên, khi dùng bài thuốc này nên bỏ Đại hoàng. Bài thuốc này thích ứng đối với những người ít đặc trưng về thể chất, chứng ứ máu cũng không rõ ràng, mà là những người có thể lực loại trung bình, các chứng về mạch và bụng đều không hư.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng khí, giải uất, làm mát huyết nhiệt, cho nên thuốc đóng vai trò của thuốc an thần cho những phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Đối tượng của thuốc là chứng thượng xung và chóng mặt, dùng cho những người bị những trở ngại trong thời kỳ mãn kinh và các chứng về đường kinh, chứng bệnh nửa thực nửa hư, hoặc bị chứng khí huyết thượng xung và chóng mặt, nguyên nhân của hội chứng rối loạn thần kinh thực vật trước và sau khi đẻ.

     + Theo Thực tế ứng dụng và các tài liệu tham khảo khác: Thuốc dùng cho những người ít có đặc trưng về thể chất thuộc loại người khá khỏe mạnh thể lực trên mức trung bình. Đặc trưng của sự ứ huyết cũng không rõ ràng, mà đại thể là có những sự dị thường trong đường kinh nguyệt. Thuốc trị các chứng thể hiện dưới dạng mạn tính, dai dẳng, mất ngủ kéo dài, đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, mạch tim tǎng vọt, cảm giác thượng nghịch, đau lưng, tinh thần bất an, tâm trạng u uất.

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây