206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần K

Thứ ba - 22/04/2014 05:52
Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.
.
.

Bài 43: KÊ CAN HOÀN (KEI KAN GAN)
- Thành phần và phân lượng:

  Kê can (gan gà)                     1 lá sấy khô trộn với bột
 Sơn dược (Hoài sơn)               trọng lượng gấp 2-3 lần
trọng lượng Kê can đã sấy khô

nghiền cả hai thành bột nhỏ rồi dùng hồ gạo trộn để hồ hoàn. 
- Cách dùng và lượng dùng: Hoàn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2,0g. 
- Công dụng: Dùng trong trường hợp thể chất suy nhược gầy yếu. 
- Giải thích: Trong đông y người ta dùng bài này để bổ sung vitamin A.
     + Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế chẩn liệu: Đối với bệnh mắt quáng gà, hiện nay người ta dùng dầu gan động vật, nhưng trong đông y thì dùng gan gà, gan bò, gan lươn. Việc bổ sung vitamin A là việc làm xưa nay vẫn không thay đổi. Cǎn bệnh này người ta dùng kết hợp bài Ngũ kinh tán với Kê can hoàn, hoặc kết hợp bài Linh quế truật cam thang với Kê can hoàn.

 

Bài 59: KÊ MINH TÁN GIA PHỤC LINH (KEI MEI SAN KA BUKU RYO)

- Thành phần và phân lượng:

 Tân lang tử (hạt cau)        4g  Mộc qua                    3g
 Quất bì                    2 - 3g  Cát cánh          2 - 3g
 Phục linh                4 - 6g  Ngô thù du            1g
 Tử tô diệp                    1g  Can sinh khương  1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Cho thuốc vào 2 bát tô nước đun lấy một bát rưỡi, lại cho nước và đun tiếp lấy một bát con, hòa hai loại thuốc với nhau, chia uống làm 3-5 lần trong một ngày khi thuốc nguội, trong các tháng mùa đông có thể đun ấm lên uống cũng được. Uống thuốc vào đến sáng hôm sau đi ngoài ra phân đen, đó là độc khí của cảm hàn thấp trong thận, đến bữa ǎn sáng đau vẫn còn nhưng phù thũng đã tiêu tan, tuy nhiên nên ǎn sáng muộn đi một chút dùng thuốc sẽ rất hiệu nghiệm. Thuốc này uống không phải kiêng khem gì.

- Công dụng: Dùng cho những người có cảm giác mỏi chân, trí giác kém, bắp chân cǎng và đau, đánh trống ngực dồn dập, chân bị phù thũng và cước khí.

- Giải thích:
     + Theo sách Thời phương ca quát: Bài thuốc này, cùng với bài Cửu vị tân lang thang, được dùng để chữa cước khí, do đó bài thuốc này cũng được dùng cho những bệnh trạng tương tự như bài Cửu vị tân lang thang. Đây là bài thuốc số một dùng để trị cước khí, bất kể nam nữ đều uống được. Những người bị cước khí giống như cảm phong thấp lưu trú, chân đau không thể chịu nổi, gân mạch phù thũng uống thuốc này rất hiệu nghiệm.

     + Theo Các bài thuốc đơn giản: Nguồn gốc của bài thuốc này là một bài thuốc quan thái y nhà Đường xuất hiện trong sách Ngoại đài bị yếu phương (gồm 6 vị), thêm Cát cánh vào bài thuốc đó trở thành bài Kê minh tán, và thêm Phục linh nữa trở thành bài thuốc này. Xưa kia bài thuốc này được coi là "bài thuốc số một trị cước khí, bất kể nam nữ đều có thể uống được" và trên thực tế bài thuốc này dùng để trị cước khí hư chứng hơn là bài Cửu vị tân lang thang. Các chứng bệnh mà bài thuốc này điều trị gồm có phù thũng liệt chân, đánh trống ngực dồn dập, bụng có cảm giác bị ép nặng.

 

Bài 56: KHẢI TỲ THANG (KEI HI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Nhân sâm                   3g  Truật                            4g
 Phục linh                    4g  Liên nhục                    3g
 Sơn dược                  3g  Sơn tra tử                   2g
 Trần bì                       2g  Trạch tả                      2g
 Đại táo                      1g  Sinh khương               3g
 Cam thảo                   1g  

 (không có Đại táo và Sinh khương cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 - 2g.

2. Thang.

- Công dụng: Trị các chứng yếu bụng dạ, viêm dạ dày ruột mạn tính, tiêu hóa kém và ỉa lỏng ở những người gầy yếu, sắc mặt kém, ǎn uống không ngon miệng và có chiều hướng bị ỉa chảy.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Có lẽ bài thuốc này cơ bản dựa theo bài Tứ quân tử thang, hoặc cũng tương tự với bài Sâm linh bạch truật tán trong Hòa tễ cục phương, thuốc được dùng để chữa ỉa lỏng, nhất là ỉa lỏng ở trẻ con. Vốn bài thuốc này gọi là Khải tỳ hoàn.

Khải tỳ hoàn có tác dụng kích thích tiêu hóa, cầm ỉa chảy, chống nôn mửa, tiêu cam, tiêu hoàng đản, chống chướng bụng, chống đau bụng, bổ tỳ vị. Nghiền mịn các vị thuốc, luyện với mật ong thành hoàn như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20-30 hoàn với nước cơm hoặc cháo vào lúc đói. Trẻ em hay ốm, kém ǎn, uống vào khỏi ngay.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Đối với người lớn bài thuốc này cũng có thể sử dụng để trị viêm dạ dày, ruột mạn tính, lao ruột ở người tì vị hư nhược.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng trong trường hợp bị ỉa lỏng mạn tính giống như chứng bệnh của Chân vũ thang và Vị phong thang, nhưng thuốc này được dùng khi những thuốc nói trên không đem lại hiệu quả. Những người bị ỉa lỏng mạn tính như vậy thường không phải là kiết lị, bụng không đau và nếu có thì cũng nhẹ. Phần đông là ỉa lẫn nhiều bọt cùng với không khí, số lần đi cũng ít, mỗi ngày khoảng vài ba lần. Triệu chứng của bệnh này rất giống với triệu chứng trong bài Sâm linh bạch truật tán, khó mà phân biệt được.

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân, thuốc này được luyện với mật ong thành hoàn, mỗi lần uống từ 1 đến 2g với nước cháo, hoặc có thể hòa bột thuốc vào nước cháo uống cũng được. Nhưng nhìn chung, người ta sắc để uống.

Thuốc thường được dùng để trị chứng ỉa lỏng do tì vị hư nhược, trẻ em tiêu hóa kém. Thuốc còn được dùng cho những trẻ em ǎn uống kém, người lớn bị viêm dạ dày ruột mạn tính và lao ruột, dùng làm thuốc cường tráng vị tràng sau khi ốm dậy.

Bài thuốc này dùng cho trẻ em tiêu hóa kém, ỉa lỏng kéo dài, suy nhược dinh dưỡng, gân cốt mất trương lực, thiếu máu, ngại ǎn, nôn, chướng bụng.

Những người bị viêm chảy ruột, dạ dày vốn dĩ do bụng dạ yếu, nếu ǎn uống hơn ngày thường một chút là bị đi ỉa liền thì dùng bài Lục quân tử thang. Chứng bệnh cũng giống như chứng bệnh của bài Chân vũ thang (bụng hơi đau nhưng miệng không khát, không nôn, mỗi ngày chỉ đi vài ba lần do lạnh bụng) mà dùng bài Chân vũ thang vẫn không khỏi, da lại khô thì nên dùng bài Khải tỳ thang hoặc Sâm kinh bạch truật tán, cả hai bài này đều là thuốc kích thích tiêu hóa, cải thiện toàn thân.

Bài thuốc này có thể sắc hoặc dùng hoàn cũng được. Cũng giống như bài Tứ quân tử thang trong số các bài thuốc hậu thế và bài Nhân sâm thang trong số các bài thuốc cổ, bài Khải tỳ thang được dùng khi bị ỉa lỏng kèm theo nôn mửa vì lạnh bụng trở thành mạn tính, mạch cũng như cơ bụng mềm nhũn, ngại ǎn và về thần kinh cũng xuất hiện hiện tượng mà người ta thường gọi là "động kinh tính". Thuốc này cũng còn được dùng làm thuốc tǎng cường chức nǎng của các cơ quan tiêu hóa, phần nhiều dùng cho trẻ em và nếu bài thuốc này không có hiệu quả thì người ta nghĩ tới các bài Cam thảo tả tâm thang, Chân vũ thang.

 

Bài 40: KHỔ SÂM THANG (KU ZIN TO)

- Thành phần và phân lượng: Khổ sâm        6 - 10g.

- Cách dùng và lượng dùng: Sắc với 500-600ml nước, lấy 250-300ml dùng để bôi ngoài.

- Công dụng: Trị hắc lào, toét mắt, rôm sảy, ngứa.

- Giải thích:

     + Theo Kim quỹ yếu lược: Thuốc dùng để trị các chứng sưng loét vùng hạ bộ, eczêma, hắc lào, ghẻ, ngứa.

     + Các tài liệu tham khảo khác như Thực tế chẩn liệu, Bách khoa thuốc dân gian, cho rằng: Chủ trị các bệnh ngứa da hoặc mụn nhọt có tính chất viêm nhiễm. Thuốc này còn được ứng dụng để chữa các bệnh ghẻ, rôm sảy, viêm tuyến bạch mạch (lymphadenitis), loét da do nằm nhiều ở một tư thế.

 

Bài 41: KHU PHONG GIẢI ĐỘC TÁN THANG (KU FU GE DOKU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Phòng phong             3g  Ngưu bàng tử            3g
 Liên kiều                   5g  Kinh giới                 1,5g
 Khương hoạt          1,5g  Cam thảo                1,5g
 Cát cánh                   3g  Thạch cao           5 - 10g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Đặc điểm của thuốc này là ngậm và nuốt dần ít một.

- Công dụng: Dùng trị các chứng họng sưng và đau do viêm amiđan và vùng quanh amiđan.

- Giải thích:
     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân và các tài liệu tham khảo

Tên thuốc sống

Tên tài liệu tham khảo

Phòng phong Ngưu bàng tử Liên kiều Kinh giới Khương hoạt Cam thảo Cát cánh Thạch cao
Chẩn liệu y điển (1)

3

3

5

1,5

1,5

1,5

3

5

Giải thích các bài thuốc (2)

3

3

5

1,5

1,5

1,5

3

5

Thực tế trị liệu (3)

3

3

5

1,5

1,5

1,5

3

10

Thực tế ứng dụng (4)

3

3

5

1,5

1,5

1,5

3

10

Thực tế chẩn liệu (5)

3

3

5

1,5

1,5

1,5

3

5

Tập các bài thuốc (6)

3

3

5

1,5

1,5

1,5

3

6

Bách khoa về thuốc dân gian (7)

3

3

5

1,5

1,5

 

3

5

Tập phân lượng các vị thuốc

3

3

5

1,5

1,5

1,5

   

Thuốc còn dùng để trị bạch hầu, viêm tuyến mang tai, viêm amiđan cấp tính. Nếu đau họng thì dùng uống một nửa còn một nửa dùng để ngậm. Thông thường khi sưng và đau họng người ta vẫn hay dùng Cát cǎn thang gia cát cánh thạch cao, nhưng nếu họng không khỏi vẫn bị sưng thì dùng bài thuốc này.

 

Bài 38: KHUNG QUY ĐIỀU HUYẾT ẨM (KYU KI CHYO KETSU IN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy, Xuyên khung, Địa hoàng, Truật, Phục linh, Trần bì, Ô dược, Hương phụ tử, Mẫu đơn bì mỗi thứ                                             2,0g
  ch mẫu thảo, Đại táo mỗi thứ                                1,5g
 Can sinh khương                                                     1-2g
 Cam thảo                                                                  1,0g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Thuốc dùng khi mắc các chứng thần kinh sau khi đẻ, thể lực giảm sút, kinh nguyệt thất thường. Dựa vào bài thuốc này, người ta có thể thêm Thược dược, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ thực, Quế chi, Ngưu tất, Mộc hương, Diên hồ sách mỗi thứ 1,5g để thành bài Khung quy điều huyết ẩm đệ nhất gia giảm có tác dụng trong các trường hợp trị bệnh vì huyết đạo giảm sút sau khi đẻ, kinh nguyệt thất thường.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Bài thuốc này dùng để bổ huyết, loại trừ ứ huyết sau khi đẻ, tǎng cường khả nǎng hoạt động của tỳ vị và bộ máy tiêu hóa, trị các chứng thần kinh liên quan đến bệnh về huyết đạo, có tác dụng hơn Bát trân thang và Thập toàn đại bổ là những bài thuốc kết hợp Tứ quân tử thang và Tứ vật thang.

Khung quy điều huyết ẩm đệ nhất gia giảm là một bài thuốc theo kinh nghiệm, dùng để điều hòa cơ thể sau khi đẻ.

     + Các tài liệu tham khảo khác như Thực tế chẩn liệu, Trǎm mẩu chuyện về đông y đều nhận định: Đây là bài thuốc dùng để khôi phục nguyên khí, trị các chứng về huyết đạo, huyết cước khí, sau khi đẻ huyết hôi không xuống, thiểu sữa, các chứng chóng mặt, ù tai, mạch đập mạnh đau lưng, ǎn không ngon sau khi đẻ.

 

Bài 37: KHUNG QUY GIAO NGẢI THANG (KYU KI KYO GAI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Xuyên khung                3g  Cam thảo                      3g
 Ngải diệp                     3g  Đương quy          4 - 4,5g
 Thược dược       4 - 4,5g  Địa hoàng               5 - 6g
 A giao                          3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Cách dùng cụ thể: Bỏ toàn bộ các vị thuốc là thực vật vào sắc chung với nhau, bỏ bã, sau đó cho thêm A giao vào đun lại cho tan. Thuốc uống khi còn ấm.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lượcChẩn liệu y điển: Mục đích của bài thuốc này là chống các loại xuất huyết đặc biệt xuất huyết ở phần nửa dưới của cơ thể. Mục tiêu là trị cǎn bệnh vì có khuynh hướng ứ máu mà xuất huyết kéo dài và có chiều hướng bị thiếu máu.

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Dùng khi bị xuất huyết tử cung sau khi đẻ, xuất huyết do trĩ, xuất huyết trong ruột, đái ra máu, xuất huyết trong và sau khi bị thương ngoài, bị bầm tím và các chứng thiếu máu.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Dùng khi xuất huyết ở phần nửa dưới cơ thể, khi do bị ứ máu mà xuất huyết kéo dài và có chiều hướng bị thiếu máu, khi bị xuất huyết sau đẻ.

     + Theo Y học đông y: Thuốc này dùng trong các trường hợp xuất huyết tử cung, xuất huyết do trĩ, xuất huyết trong ruột, đái ra máu và các chứng thiếu máu.

     + Theo Nhập môn đông y hiện đại: Thuốc dùng trong các trường hợp xuất huyết tử cung, đái ra máu, xuất huyết do trĩ, thiếu máu.

 

Bài 60: KIẾN TRUNG THANG (KEN CHU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bán hạ                      5g  Phục linh                   5g
 Cam thảo          1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trị các chứng viêm ruột mạn tính và đau bụng ở những người thân thể gầy yếu.

- Giải thích:

     + Theo sách Thiên kim phương: Đây là bài Lương chỉ thang bỏ các vị Chỉ thực, Lương khương và thêm Thược dược, Can khương, trị các triệu chứng gần giống triệu chứng của bài Tiểu kiến trung thang có kèm theo buồn nôn.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này là bài Quế chi thang bổ sung thêm Bán hạ và Phục linh, dùng cho những người cơ thẳng bụng cǎng, nhưng sức đàn hồi của cơ bụng yếu, vùng thượng vị có tiếng óc ách, dạ dày đau và nôn mửa. Nếu có thêm Ngô thù du và Mẫu lệ thì càng tốt. Bài thuốc này còn được ứng dụng trị loét dạ dày, loét hành tá tràng, v.v...

Bài thuốc này được coi là bài dùng để "trị các chứng hư lao nội thương, hàn nhiệt, nôn mửa, thổ huyết". Bài thuốc này chủ yếu được dùng trong các trường hợp loét dạ dày, loét hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, giãn dạ dày, và cũng có thể dùng cho những người bị các bệnh trạng như do bị mạn tính nên thành bụng mỏng và cǎng, cơ bụng đàn hồi kém, bị ứ nước trong ruột, ǎn xong bụng đau, nôn và buồn nôn.

 

Bài 42: KINH GIỚI LIÊN KIỀU THANG (KEI GAI REN GYO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy          1,5g  Thược dược         1,5g        
 Xuyên khung        1,5g  Địa hoàng             1,5g
 Hoàng liên           1,5g  Hoàng cầm           1,5g
 Hoàng bá             1,5g  Sơn chi tử            1,5g
 Liên kiều             1,5g  Kinh giới              1,5g
 Phòng phong       1,5g  Bạc hà diệp         1,5g
 Chỉ xác (hoặc Chỉ thực) 1,5g  Cam thảo          1-1,5g
 Bạch chỉ        1,5-2,5g  Cát cánh        1,5-2,5g
 Sài hồ           1,5-2,5g  

(Địa hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, Bạc hà diệp không có cũng được).

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng tích mủ, viêm mũi mạn tính, viêm amiđan mạn tính, trứng cá.

- Giải thích:

     + Theo sách Nhất quán đường kinh nghiệm phương: Đây là bài thuốc dùng theo kinh nghiệm để cải thiện thể chất hay bị mắc các chứng do chức nǎng gan bị giảm sút gây ra hoặc thể chất hay bị các chứng bệnh về các tuyến.

Vốn dĩ đây là bài thuốc gia giảm bài Kinh giới liên kiều thang trong phần về bệnh tai, bệnh mũi trong sách Vạn bệnh hồi xuân, được dùng để chữa các chứng tích mủ và viêm tai giữa, v.v... Bài thuốc này sau đó được ứng dụng để trị những bệnh phát sinh ở những người có thể chất nói trên.
     + Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế ứng dụng, v.v... thuốc dùng trong trường hợp da xám, toàn bộ cơ thẳng to bụng cǎng và trong nhiều trường hợp cơ bụng tương ứng Can kinh và Vị kinh bị co thắt.

Thuốc dùng để cải thiện thể chất của những người hay mắc các chứng bệnh về tuyến trong cơ thể ở tuổi thanh niên, các chứng viêm tai giữa mạn tính và cấp tính, viêm mủ cấp tính và mạn tính hàm trên, viêm làm phù tấy mũi, v.v... Ngoài ra thuốc còn được dùng chữa các chứng viêm amiđan, đổ máu cam, trứng cá, lao phổi, suy nhược thần kinh, hói đầu, v.v...

 

Bài 57: KINH PHÒNG BẠI  ĐỘC TÁN (KEI BO HAI DOKU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Kinh giới            1,5-2g    Phòng phong        1,5-2g
 Khương hoạt        1,5g  Độc hoạt              1,5-2g
 Sài hồ               1,5-2g  Bạc hà diệp          1,5-2g
 Liên kiều           1,5-2g  Cát cánh              1,5-2g
 Chỉ xác             1,5-2g  Xuyên khung        1,5-2g
 Tiền hồ             1,5-2g  Kim ngân hoa       1,5-2g
 Cam thảo         1-1,5g  Can sinh khương    1,0g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trong giai đoạn đầu của bệnh da mưng mủ cấp tính.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Thuốc dùng để trị mụn nhọt trong giai đoạn ban đầu người bị sốt ớn lạnh, đau đầu, chỗ mụn sưng tấy đỏ đau. Thuốc còn được ứng dụng để chữa mụn nhọt, viêm tuyến sữa, ung thư vú, lở đầu, éczêma, ghẻ, nấm da, mày đay, hốc vòm miệng trên hóa mủ.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Dùng cho những người bị các loại mụn nhọt khiến cho phát sốt, ớn lạnh, đau đầu, người vật vã và có những triệu chứng giống như thương hàn. Thuốc được ứng dụng để chữa các chứng mụn nhọt, lở loét, bị đinh mặt, viêm tuyến vú, v.v...
 

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây