Phúc Tâm Đường

https://www.phuctamduong.com


Thuốc HAY thay MẬT GẤU: THIÊN NIÊN KIỆN

.

.

Góp phần thực hiện Nghị định số 32 của Chính phủ và Quyết định số 95 của Bộ NN-PTNT về việc cấm săn bắt, bắt giữ nuôi gấu trái phép, buôn bán các sản phẩm từ gấu, bao gồm cả mật gấu cũng như thực thi công ước CITES.
 
Báo Kiến thức gia đình phối hợp cùng Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu tới bạn đọc các cây thuốc, vị thuốc thay thế mật gấu, từ đó góp phần chung tay chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y tại Việt Nam.





      Còn có tên: Sơn thục Tên khoa học: Homalomena occulta ( Lour.) Schott. Họ Ráy Araceae.
     Mô tả: Cây thảo sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7- 9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch.
Mùa ra hoa: tháng 4-6.
     Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nơi ẩm ướt dọc theo hai bên bờ khe suối. Cũng được trồng để làm thuốc. Thu hái thân rễ già, rửa sạch, nhặt bỏ các rễ con, chặt từng đoạn 10-20cm, sấy khô ở nhiệt độ 50 độ C cho khô đều.
     Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là Thiên niên kiện.
     Thành phần hóa học; Trong thân rễ có khoảng 0,8-1% tinh dầu (ở rễ khô kiệt). Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chừng 40% I-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.
     Tính vị qui kinh: Vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Vào các kinh: Can, Thận.
     Tác dụng: Chỉ thống, tiêu thũng, khu phong thấp, cường tráng gân cốt.
     Công dụng: Chữa phong hàn thấp gây nhức mỏi các gân cơ, xương khớp hoặc co quắp tê bại.
     Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu


Nguồn tin: Báo Kiến thức gia đình số 29 (853)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây