Phúc Tâm Đường

https://www.phuctamduong.com


KỲ MÔN

.

.

KỲ MÔN ( Qìmén - Tchi Menn). Huyệt thứ 14 thuộc Can kinh ( Liv 14). Tên gọi: Kỳ ( có nghĩa là kỳ hẹn, chu kỳ); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở bên thân mình, đó cũng là nơi khí đến và đi. Sự lưu thông của khí và huyết của các kinh bắt đầu từ Vân môn đi ngang qua Phế, Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng quang, Thận, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đởm và Can, cuối cùng chấm dứt ở Kỳ môn. Đó là huyệt cuối cùng nếu tính theo thứ tự trong số huyệt không thay đổi của 12 kinh. Ở cuối cùng chu kỳ kinh khí, nên có tên Kỳ môn.

KỲ MÔN

( Huyệt Mộ của Can, Hội của kinh Quyết âm ở chân với kinh Thái âm ở chân và mạch Âm duy)

Vị trí: - Ở thẳng đầu núm vú xuống 2 xương sườn, ngoài huyệt Bất dung 1,5 tấc (Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua huyệt Cự khuyết và đường thẳng qua đầu núm vú ( thường ở vào bờ trên sườn thứ 7)

Giải phẫu: Dưới da là cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn 6, gan ở bên phải và lách bên trái. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh gian sườn 6. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau sườn ngực, đầy tức ngực.

     - Theo kinh: Mờ mắt, hành kinh bị lạnh gây sốt cao.

     - Toàn thân: Ợ và nôn nước chua, không ăn được.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Kết hợp với Cách du, Can du để chữa đau dây thần kinh gian sườn.

Châm sâu quá có thể làm tổn thương gan lách.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây