Phúc Tâm Đường

https://www.phuctamduong.com


HỘI ÂM

.

.

HỘI ÂM ( Huìyìn - Roé Inn). Huyệt thứ 1 thuộc Nhâm mạch ( CV 1). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là cùng đổ về). Âm ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục dục và hậu môn). Huyệt nằm giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khởi đầu đối với sự phân bố bề mặt của mạch Nhâm, Đốc và Xung.Trong " Châm cứu đại thành" ghi rằng: " Những mạch Nhâm, Đốc và Xung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng. Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm Thận kinh". Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này nên gọi là Hội âm.

HỘI ÂM

(Huyệt hội của 3 mạch Nhâm, Xung, Đốc)

Vị trí: - Ở khoảng giữa tiền âm và hậu âm (Giáp ất, Đồng nhân,Đại thành,Tuần kinh)

- Ở giữa nút đáy chậu (chỗ tụ hội của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục

ngoài và hai bên háng tới)

Giải phẩu: Huyệt ở nút xơ đáy chậu, nút được tạo nên bởi sự đan chéo nhau của các thớ cơ:ngang nông đáy chậu, thắt vân hậu môn, thắt vân niệu đạo, Cơ hành hang (hay cơ âm đạo-trực tràng, cơ trực tràng -niệu đạo), cơ ngang sâu đáy chậu và bó trước hậu môn.

Thần kinh vận động cơ là hai nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn trong.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.

Tác dụng:

     - Tại chỗ: Các bệnh của sinh dục ngoài, bệnh hậu môn và niệu đạo.

     - Toàn thân: Điên cuồng, chết đuối.

     - Theo kinh: Kinh nguyệt không đều, di tinh.

Cách châm cứu: Châm 0,3 - 0,5. Cứu l0-l5 phút.

Chú ý: Cảm giác đắc khí là căng tức tại chỗ.

Huyệt ở khu vực dễ nhiễm trùng, cần thận trọng.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây