Phúc Tâm Đường

https://www.phuctamduong.com


GIÁC TÔN

.

.

GIÁC TÔN ( Jiăo sùn - Tsiao Soun). Huyệt thứ 20 thuộc Tam tiêu kinh (TE 20). Tên gọi: Giác ( có nghĩa là góc của sọ); Tôn ( có nghĩa là cháu, ở đây chỉ những tôn lạc). Huyệt nằm ở góc của vùng thái dương ngay trên đỉnh tai. Một nhánh của tôn lạc xuất phát từ huyệt này và uốn cong xuống dưới má. Do đó có tên là Giác tôn.

GIÁC TÔN

( Hội của kinh Thiếu dương ở tay, chân và kinh Thái dương ở tay)

Vị trí: - Ở giữa góc trên của vành tai, há mồm có chỗ lõm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Ép sát vành tai vào đầu huyệt ở trên chân tóc, ngay chỗ cao nhất của vành tai áp vào đầu.

Giải phẫu: Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh sọ não số 5. Da vùng huyệt chi phối bơit tiết đọan thần kinh C2.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau, sưng loa tai.

     - Theo kinh: Mờ mắt, đau răng, sưng lợi răng, nhai khó, quai bị.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,1-0,2 tấc. Cứu 2-3 phút.

Chú ý: Khi cứu không được gây bỏng.

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây