Phúc Tâm Đường

https://www.phuctamduong.com


THÔNG BẠCH

.

.

THÔNG BẠCH ( HÀNH ) Herba Allii Fistulosi Chủ yếu dùng thân rễ ( củ) cây hành hoa, còn gọi là Đại thông, Thông bạch (Allium fistulóum L ). Vị cay, tính ấm, qui kinh Phế, Vị. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm I - Phát tán phong hàn.


Thành phần chủ yếu: Tinh dầu hành, acid malic. Fitin, alylsulfit, Vitamin B,C, muối sắt.

Tác dụng dược lý:

1.Có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng tiết dịch tiêu hóa.

2.Tinh dầu hành có tác dụng sát  khuẩn mạnh.

3.Theo Đông y, thuốc có tác dụng tán hàn giải cảm thông dương, hoạt huyết, sát trùng.

4.Giải nhiệt làm ra mồ hôi, lợi tiểu kiện vị, trừ đờm.
 

Ưùng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng cảm phong hàn nhẹ: sốt, đau đầu, nghẹt mũi, không ra mồ hôi. Có thể nấu cháo gạo tẻ có hành ăn lúc nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Có thể dùng các bài thuốc sau:

  • Thông xị thang ( Cửu hậu phương): Thông bạch 12g, Đạm đậu xị 20g, sắc nước uống.
  • Hành 30g, Gừng sống 10g, Chè hương 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

2.Đắp ngoài chữa mụn nhọt: Hành tươi giã nát trộn với mật đắp lên mụn để bật ngòi ra, dùng giấm rửa. Đối với nhọt mới sưng tấy dùng hành giã nát đắp lên, có thể tiêu sưng.

3.Chữa phụ nữ động thai: Hành tươi 60g, thêm một bát nước sắc kỹ lọc bỏ bã cho uống.

4.Trị đau bụng do lãi đũa: Hành tươi 1 lạng giã nát, vắt lấy nước trộn với 1 lạng dầu mè uống lúc bụng đói ( trẻ em giảm liều), ngày uống 2 lần, đã trị 25 ca, uống 1 -2 lần khỏi ( báo cáo của Âu An Toàn, tạp chí Trung y Triết Giang, năm 1966, 4:13)

5.Trị lãi kim: Củ hành hoặc tỏi bỏ vỏ và râu, mỗi 40g hành cho thêm 100ml nước, mỗi 40g tỏi cho 200ml nước, dùng lửa nhỏ sắc lọc qua vải , mỗi tối trước lúc ngủ thụt hậu môn, kết quả khỏi 74,1% (hành) và 76,3% (tỏi). Theo Tạp chí Trung y 1962,9:10.

6.Trị viêm da có mủ cấp: Hành lượng vừa đủ, cho thêm 1/3 mật ong, mỗi 1 - 2 ngày thay 1 lần, đã trị 100 ca kết quả tốt ( Báo cáo của Mã Khánh Thiện, báo Vệ sinh Cát Lâm năm 1960, 1:40).

7.Trị bụng báng nước: Hành tươi 10 củ, Mang tiêu 10g, trộn giã nát, đắp rốn ngày 1 lần, có kết quả 38/42 ca ( Báo cáo của Phương Nhu Ngọc, Tạp chí Trung y Triết Giang năm 1987,11:497).

Liều lượng thường dùng: Dùng tươi 20 - 40g có thể dùng nhiều hơn, tùy tình hình bệnh. Đắp ngoài không kể liều lượng.

Chú ý lúc dùng thuốc: Đối với chứng biểu hư nhiều mồ hôi cẩn thận trong lúc dùng.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây