Phúc Tâm Đường

https://www.phuctamduong.com


PHÙ BÌNH

.

.

PHÙ BÌNH ( Herba Lemnae seu Spirodelae) Là toàn cây Phù bình ( Spirodela polyrhiza Schleid) khác với vị Bèo cái hoặc còn gọi là Đại phù bình, Bèo tía, Bèo ván. Tên khoa học là Pista stratiotes L. thuộc họ Ráy (Araceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.

 Vị cay, tính hàn qui kinh phế.

Thành phần chủ yếu: Trong vị Phù bình thuốc Bắc có potassium acetate clouua kali, các hợp chất iod và bromidum.

Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng phát hãn khu phong hành thủy. Qua nghiên cứu nhận thấy thuốc có tác dụng:

1.Giải nhiệt: Trên thực nghiệm súc vật chứng minh nước sắc và nước ngâm Phù bình có tác dụng hạ nhiệt yếu.

2.Lợi tiểu: Chủ yếu do các thành phần potassium acetate và clorua kali.
 

Ứng dụng lâm sàng:

1.Giải độc thúc sởi mọc: Trường hợp sởi khó mọc, mọc không đều, dùng:

  • Phù bình 8g, Thán liễu 8g, sắc nước uống, ngoài dùng Phù bình 40 - 160g, sắc nước tắm toàn thân.

2.Lợi tiểu tiêu phù: Chữa viêm cầu thận cấp, tiểu ít, có biểu chứng. Dùng bài Bình đậu qua bì thang: Phù bình 8g, Mộc tặc thảo 12g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Đông qua bì 16g, Tây qua bì 12g, Ma hoàng 4g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.

3.Chữa mề đay ( Urticaire) : dùng bài:

  • Phù bình 8 - 12g, Kinh giới 8 - 12g, Phòng phong 8g, Thuyền thoái 2 - 4g, Nhân trần 12g, Cam thảo 4g, sắc nước uống. Cũng có thể dùng độc vị Bèo cái 50g rửa sạch sao vàng sắc nước uống trong 2 - 3 ngày.
  • Chữa ecpet loang vòng: Rửa sạch vết lóet bằng nước sắc Bèo cái, rồi rắc tro Bèo cái lên.
  • Có người dùng Bèo cái chữa chứng Hen suyễn.

Liều lượng thường dùng:

+ Khô: 4 - 8g.

+ Nếu dùng tươi có thể 40 - 160g, dùng ngoài tùy theo yêu cầu.

Chú ý lúc dùng thuốc: Dùng thận trọng đối với người hư nhược, tự ra mồ hôi nhiều.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây