.

AIKIDO môn võ của yêu thương

  •   03/11/2018 05:31:00 PM
  •   Đã xem: 1022

Aikido, hay Hiệp khí đạo, nổi tiếng với những đòn đánh vặn, bẻ ngược khớp, dùng ít sức mà vẫn giành phần thắng trước những đối thủ có thể hình vượt trội. Mặc dù vậy, đây là một môn võ không khuyến khích việc giao tranh, chủ trương hòa bình. Bởi vậy có thể gọi Aikido là một môn võ của yêu thương

Tổ sư aikido

Chương Kết: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: KẾT LUẬN

  •   31/12/2013 10:29:08 PM
  •   Đã xem: 2150

Trong phần đầu cuốn sách này tôi đã cắt nghĩa những nguyên lý cơ bản của Hiệp Khí Ðạo, và trong phần thứ hai tôi đã dẫn một vài thí dụ cách áp dụng những nguyên lý đó vào sự luyện tập của ta và vào đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, cuốn sách này quá nhỏ, và tác giả thì chưa đủ tiến bộ, để cắt nghĩa tất cả nhữg điều của vũ trụ trong cái mênh mông của nó. Chúng tôi chỉ có thể nói được là người học Hiệp Khí Ðạo nên xây dựng tư tưởng mình trên căn bản những nguyên lý đó và hãy đối diện với vũ trụ bao la mà luyện tập mình theo lối đi đó.

hinh minh họa (từ internet)

Chương 18: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: VÀI QUI LUẬT CHO HUẤN LUYỆN VIÊN

  •   31/12/2013 10:20:23 PM
  •   Đã xem: 2159

Học thì dễ hơn dạy. Thật là dễ dàng nếu bạn chỉ giảng một điều gì cho ai mà không cần người đó hiểu điều ấy hay không, nhưng nếu bạn hướng dẫn thực cẩn thận và dạy một cách vô tư với mong ước là học trò của bạn có thể thấu triệt được môn học, mà luôn luôn chú ý tới cá tính và thói quen của từng cá nhân, thì đó chẳng phải là điều dễ. Dạy Hiệp Khí Ðạo còn đặc biệt khó khăn nữa, bởi lẽ trong khi dạy nó ta phải nâng con người từ thế giới vật chất lên thế giới tâm linh ; ta phải dạy sự hợp nhất thể xác và tinh thần và dắt môn sinh của ta tới trình độ họ có thể đem ứng dụng những điều ta dạy họ vào trong thực tế. Lẽ tất nhiên là ông thầy phải đã thấu hiểu, đã ứng dụng vào thực tế, và đã phải tin tưởng vào điều ông ta dạy. Nếu ta dạy những qui luật của vũ trụ một cách bừa bãi, cũng thể như người mù dắt người mù, thì chẳng thể nào nói trước được là ta sẽ đi vào con đường lầm lẫn nào. Muốn dạy, ta phải mở tầm mắt ta ra cho rộng và chấp nhận hoàn toàn phần trách nhiệm về điều ta làm.

hinh minh họa (từ internet)

Chương 17 PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: QUI LUẬT CHO NHỮNG NGƯỜI BẮT ÐẦU HỌC

  •   31/12/2013 10:13:30 PM
  •   Đã xem: 2025

1. Hãy thành thực. Không những chỉ trong môn Hiệp Khí Ðạo mà thôi, mà bất cứ khi nào bạn học môn gì, thì sự thẳng thắn cũng là thiết yếu. Có người đã bị những kinh nghiệm hồi trước của họ, hay bị kiến thức hồi trước của họ làm hỏng, bây giờ không còn thể học tập điều gì mới một cách cởi mở. Những người như thế mắc phải một tật mà chúng ta gọi là thói xấu. Họ phê phán sự việc đơn thuần trên căn bản của cái kinh nghiệm hẹp hòi của họ và nghĩ rằng cái gì hợp với họ là đúng, còn cái gì không hợp với họ là sai. Tiến bộ không ở trên con đường đó.

hinh minh họa (từ internet)

Chương 16 PHẦN II:LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO SỰ HỢP NHẤT GIỮA BÌNH TĨNH VÀ HOẠT ÐỘNG

  •   31/12/2013 10:05:46 PM
  •   Đã xem: 2010

Tưởng rằng bình tĩnh và hoạt động là hai thái cực, cho nên nhiều người có thể cho rằng sự hợp nhất giữa hai yếu tố đó là một ý tưởng lạ đời. Tuy nhiên, đến cuối cùng rồi chúng cũng hợp nhất được. Mọi kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo đích thực đòi hỏi nhưng người theo chúng phải ở được trong một trạng thái hợp nhất giữa bình tĩnh và hoạt động.

hình minh họa (từ internet)

Chương 15: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: NGUYÊN LÝ BẤT PHÂN TRANH

  •   31/12/2013 10:00:17 PM
  •   Đã xem: 1977

Tất cả mọi kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo bắt đầu và chấm dứt ở nguyên lý bất phân tranh. Vũ trụ là một mối tuyệt đối, và ta chẳng có lý do gì để chống đối lại nó. Chiến chinh sở dĩ mà xuất hiện là bởi vì cái ý tưởng về nhị nguyên thành hình. Người ta quan niệm vũ trụ trong ánh sáng của những ý niệm về nhị nguyên như : hoạt động và bất động (bình tĩnh), hợp và tan, co và giãn, nối và đứt v.v... Bị giam hãm trong cái thế giới nhị nguyên, ta đã rơi vào một thái độ cho rằng đấu tranh là lẽ thường, rằng đây quả thực là một thế giới của luật rừng. Ta đã quên đi mất cái hình thể đích thực của vũ trụ, và ta sẽ chỉ có thể tìm lại thấy nó khi ta đã bước vào thế giới của tuyệt đối. Cái tinh thần căn bản của vũ trụ là nguyên tắc bất phân tranh đó vậy.

Chương 14: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: MẶT TA, MẮT TA, VÀ CÁCH NÓI NĂNG CỦA TA

Chương 14: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: MẶT TA, MẮT TA, VÀ CÁCH NÓI NĂNG CỦA TA

  •   31/12/2013 09:50:15 PM
  •   Đã xem: 2105

Bởi lẽ tinh thần điều động thể xác, cho nên bất cứ sự việc gì ảnh hưởng tới tinh thần, cho dù chỉ trong chốc lát, cũng có ảnh hưởng tới thể xác. Những điều mà ta chứa chất lâu trong lòng tất phải hiện lên nét mặt ta, lên mắt ta, và trong nói ta ăn nói. Bẩm sinh ta có một nét mặt. Trong một trăm khuôn mặt, không có đến hai khuôn mặt giống nhau.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây